Ngứa đầu ti ở nữ giới: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Ngứa đầu ti khiến chị em phụ nữ cảm thấy xấu hổ và không dám nói ra, nhưng trình trạng này tương đối phổ biến. Nhiều người nghĩ đây chỉ là vấn đề nhỏ, tuy nhiên lại xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: Dị ứng, cho con bú hoặc các bệnh lý nguy hiểm,… Sau đây, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân gây ngứa đầu ti, ngứa đầu nhũ hoa
Tình trạng đầu ti bị ngứa có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do một số bệnh về da hoặc dị ứng, cùng tìm hiểu sâu hơn sau đây:
Bị ngứa đầu ti do dị ứng hoặc bệnh da liễu
Viêm da dị ứng, hay còn gọi là chàm, đây là nguyên nhân phổ biến khiến núm vú ngứa ran, khó chịu. Nó gây ra tình trạng da khô, ngứa và phát ban, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và tâm lý của phái nữ. Khác với viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc xuất hiện sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, phải kể đến như:
- Sợi len.
- Xà phòng.
- Nước hoa.
- Các chất tẩy rửa.
- Các loại sợi nhân tạo.
Nguyên nhân dẫn đến bị ngứa đầu ti do dị ứng hoặc bệnh da liễu
Mang thai và cho con bú
Ngứa đầu ti là tình trạng phổ biến xảy ra với phụ nữ trong thai kỳ và khi cho con bú. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố và kích thước của ngực. Khi mang thai, sự gia tăng estrogen và progesterone khiến ngực phát triển để chuẩn bị cho việc cho con bú. Điều này có thể dẫn đến da căng, ngứa và bong tróc, đặc biệt là ở vùng đầu ti. Việc con bú cũng có thể gây ngứa do một số yếu tố sau:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm ở ngực có thể gây ra tình trạng viêm, sưng tấy, nóng rát và ngứa đầu ti.
- Khi sữa bị tắc nghẽn trong ống dẫn, nó có thể gây ra các cục u sưng, đau và ngứa nhũ hoa.
- Việc bé bú hoặc sử dụng máy hút sữa có thể gây ma sát lên đầu ti, dẫn đến kích ứng và ngứa.
- Không vệ sinh đầu ti và ngực đúng cách sau khi cho con bú có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và ngứa.
Mang thai và cho con bú gây gia tăng estrogen và progesterone
Ngứa đầu ti do bệnh lý khác
Ngoài các nguyên nhân thông thường như mang thai, cho con bú, ngứa đầu ti cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, bao gồm:
- Bệnh Paget vú: Đây là một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến núm vú. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống như chàm, chẳng hạn như da đỏ, ngứa, rát và bong tróc. Khi bệnh tiến triển, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Núm vú bị thụt vào.
- Núm vú tiết dịch.
- Da vú sần sùi hoặc có vảy.
- Khối u ở vú.
- Ung thư vú dạng viêm: Loại ung thư vú này cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như chàm, bao gồm da đỏ, ngứa, sưng tấy và nóng rát. Ngoài ra, ung thư vú dạng viêm có thể khiến da vú trông như vỏ cam hoặc có cảm giác như bị siết chặt.
- Nhiễm nấm: Nhiễm nấm, chẳng hạn như nấm Candida, có thể gây ra các triệu chứng giống như chàm ở núm vú, bao gồm da đỏ, ngứa và bong tróc.
Ngứa núm vú cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý
Cách điều trị ngứa đầu ti, ngứa đầu nhũ hoa
Cách điều trị ngứa núm vú hay ngứa tuyến vú (vùng ngực) còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ngứa, bao gồm:
- Viêm vú: Thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm dạng kem, để giảm triệu chứng, mọi người có thể:
- Nghỉ ngơi.
- Uống nhiều nước.
- Dùng thuốc giảm đau.
- Viêm da cơ địa (chàm): Sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc bôi steroid tại chỗ hoặc thuốc kháng histamine đường uống.
- Ngứa đầu ti khi mang thai: Dùng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu, mặc áo lót cotton mềm mại và cho con bú thường xuyên.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Thoa kem lanolin tinh khiết lên núm vú sau mỗi lần cho con bú.
- Bệnh Paget vú và ung thư vú: Có thể được điều trị bằng xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số cách điều trị ngứa đầu ti, ngứa đầu nhũ hoa
Cách phòng ngừa tình trạng ngứa đầu ti, ngứa đầu nhũ hoa
Để phòng ngừa tình trạng ngứa nhũ hoa, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da và thói quen sinh hoạt dưới đây:
- Thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi thơm lên núm vú và vùng da xung quanh để giữ ẩm và ngăn ngừa khô da, một nguyên nhân phổ biến gây ngứa.
- Tắm bằng nước ấm.
- Chọn loại xà phòng không chứa hương liệu và chất tạo màu nhân tạo, vì những chất này có thể gây kích ứng da.
- Gãi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa và dẫn đến tổn thương da.
- Chọn áo ngực và quần áo làm từ chất liệu thoáng khí, mềm mại để tránh cọ xát và kích ứng da.
Đối với tình trạng bầu bị ngứa đầu ti khi cho con bú, mọi người cần lưu ý cách phòng ngừa tình trạng như sau:
- Sau khi cho con bú, hãy hút sạch sữa còn lại trong vú để ngăn ngừa ứ đọng sữa, một yếu tố góp phần gây ngứa núm vú.
- Thay đổi tư thế cho con bú thường xuyên để đảm bảo bé bú đều cả hai bên vú và tránh tạo áp lực quá mức lên một núm vú.
- Cho con bú hết một bên vú trước khi chuyển sang bên kia.
- Sau khi cho con bú, hãy để núm vú khô hoàn toàn trong không khí trước khi mặc áo ngực.
Cách phòng ngừa tình trạng ngứa đầu nhũ hoa
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những giải đáp chuyên sâu cho tình trạng ngứa đầu ti, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh. Theo đó, mọi người nên đọc kỹ những chia sẻ bên trên, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để có thể điều trị kịp thời, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.