Hội chứng Galactorrhea: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hội chứng Galactorrhea hay còn được biết đến là hiện tượng núm vú tiết sữa dù không mang thai hoặc không cho con bú. Dịch tiết có thể màu trắng đục, vàng hoặc nâu, đôi khi lẫn máu, chảy ra một hoặc cả hai bên vú, tự chảy ra hoặc do kích thích. Ngay trong bài viết sau đây, cùng Pharmacity tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng này nhé!
Hội chứng Galactorrhea là gì?
Hội chứng Galactorrhea hay còn gọi là hội chứng đa tiết sữa, là tình trạng tiết dịch sữa bất thường từ núm vú ở phụ nữ, mắc dù không mang thai hay cho con bú. Dịch tiết có thể màu trắng đục, vàng hoặc nâu, đôi khi lẫn máu, chảy ra một hoặc cả hai bên vú, tự chảy ra hoặc do kích thích. Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe, Galactorrhea lại ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản và tinh thần của phụ nữ.
Hội chứng Galactorrhea hay còn gọi là hội chứng đa tiết sữa
Nguyên nhân gây hội chứng Galactorrhea
Theo nhiều chuyên gia, việc bầu vú tiết sữa khi không mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biển phải kể đến như:
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể kích thích tuyến vú sản xuất sữa dù bạn không mang thai, phải kể đến như thuốc tránh thai, an thần, chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp,… Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào và nghi ngờ rằng nó có thể gây ra tình trạng tiết sữa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Suy giáp
Suy giáp làm tuyến giáp không sản xuất đủ hormone đủ cho cơ thể, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp. Tuyến yên có thể thực hiện bù đắp bằng cách tăng sản xuất prolactin, dẫn đến hội chứng Galactorrhea.
Nguyên nhân gây hội chứng Galactorrhea do suy giáp
Xuất hiện khối u
Khối u tuyến yên, đặc biệt là u tuyến yên tiết prolactin, là một trong những nguyên nhân gây ra Galactorrhea. Loại u này có thể kích thích tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone prolactin, gây nên tình trạng tiết sữa bất thường.
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh ở vùng ngực có thể dẫn đến tình trạng tiết sữa bất thường. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể gửi tín hiệu sai lệch đến não, khiến não bộ hiểu nhầm rằng cơ thể đang mang thai và kích thích tuyến vú sản xuất sữa.
Bệnh thận mạn tính
Thận có giúp lọc máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể, ngoài ra chức năng quan trọng khác của thận chính là lọc lượng prolactin dư thừa trong máu. Khi thận không hoạt động bình thường, prolactin có thể tích tụ trong máu và dẫn đến Galactorrhea.
Bệnh thận mạn tính dẫn đến prolactin tích tụ trong máu
Chấn thương tủy sống
Chấn thương tủy sống nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể, dẫn đến tiết sữa bất thường. Khi tủy sống bị tổn thương, các dây thần kinh có thể gửi tín hiệu sai lệch đến não bộ, khiến não bộ hiểu nhầm rằng cơ thể đang mang thai và kích thích tuyến vú sản xuất sữa.
Ngoài ra, chấn thương tủy sống cũng có thể dẫn đến tăng prolactin, một loại hormone kích thích sản xuất sữa. Mức độ prolactin cao có thể gây ra hội chứng Galactorrhea ở nữ giới ngay cả khi không có thai.
Sử dụng một số thảo dược
Các loại thảo dược, chẳng hạn như hạt thì là, hoa hồi, hạt cỏ cà ri,… có thể kích thích cơ thể sản xuất prolactin, dẫn đến Galactorrhea – Hormone kích thích sản xuất sữa. Do đó, việc sử dụng các loại thảo dược này có thể gây ra tình trạng tiết sữa dù không mang thai.
Sử dụng một số thảo dược có thể kích thích cơ thể sản xuất prolactin
Sảy thai
Sảy thai là hiện tượng thai nhi không thể phát triển và tiếp tục mang thai, dẫn đến việc thai lưu và tự động loại bỏ ra khỏi cơ thể người mẹ. Điều này dẫn đến giảm đột ngột lượng hormone estrogen và progesterone gây mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, mức độ prolactin có thể tăng cao sau khi sảy thai, do cơ thể vẫn đang chuẩn bị cho việc nuôi dưỡng em bé.Sự thay đổi và mất cân bằng nội tiết tố này có thể khiến vú tiết sữa dù không mang thai.
Các triệu chứng của hội chứng Galactorrhea
Galactorrhea có thể gây ra một số triệu chứng dễ khiến bạn nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm vú hoặc nhiễm trùng ngực, một số dấu hiệu phổ biến như sau:
- Tiết sữa bất thường là triệu chứng phổ biến nhất của Galactorrhea, sữa có thể chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú, dù bạn không mang thai hoặc đang cho con bú.
- Mô vú trở nên to ra
- Kinh nguyệt không đều/Tắc kinh
- Giảm ham muốn tình dục
- Mụn trứng cá
- Buồn nôn
- Tóc mọc bất thường
- Vấn đề về thị lực
- Nhức đầu…
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Galactorrhea
Những cách chẩn đoán hội chứng Galactorrhea hiện nay
Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc phải Galactorrhea, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Quá trình chẩn đoán thường bao gồm các xét nghiệm như sau:
Khám sức khỏe tổng quát
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng bạn đang gặp phải, và các loại thuốc bạn đang sử dụng. Sau đó thực hiện khám vú để kiểm tra xem có bất kỳ khối u hoặc bất thường nào hay không. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện kiểm tra âm đạo để kiểm tra sức khỏe của tử cung và buồng trứng.
Chụp X-quang tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X năng lượng thấp để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong vú. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện các bất thường ở vú, bao gồm cả khối u, sưng tấy hay vôi hóa,… Việc chụp X-quang tuyến vú có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ lan rộng của khối u và xác định chúng có di căn hay không.
Những cách chẩn đoán hội chứng Galactorrhea phổ biến
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong chẩn đoán các triệu chứng Galactorrhea. Việc xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tiết sữa bất thường bằng cách đo lường nồng độ các hormone trong máu.
Kiểm tra định kỳ
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm thai kỳ để loại trừ khả năng mang thai là nguyên nhân gây ra tình trạng tiết sữa bất thường. Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngực tiết sữa, do đó việc xác định chính xác bạn có mang thai hay không là rất quan trọng.
Các cách điều trị hội chứng Galactorrhea hiện nay
Cách điều trị hội chứng Galactorrhea (tiết sữa không do mang thai) sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, với 2 cách điều trị phổ biến tại nhà hoặc đến bệnh viện, cụ thể:
Cách điều trị hội chứng Galactorrhea ở bệnh viện/cơ sở y tế
Cách điều trị y tế cho Galactorrhea sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh và bác sĩ sẽ chỉ định điều trị để loại bỏ các nguyên nhân này.
- Nếu nguyên nhân do dị ứng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc khác để thay thế hoặc sử dụng thuốc để điều hòa hormone cho cơ thể như:
- Thuốc ức chế dopamine: Dopamine là hormone giúp ức chế sản xuất prolactin. Khi dopamine thấp, prolactin có thể tăng cao dẫn đến Galactorrhea. Thuốc ức chế dopamine như bromocriptine và cabergoline có thể giúp giảm lượng prolactin và cải thiện tình trạng Galactorrhea.
- Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp điều hòa hormone và giảm lượng prolactin ở phụ nữ không có thai.
- Liệu pháp hormone thay thế (HRT): HRT có thể được sử dụng để bổ sung estrogen và progesterone ở phụ nữ sau mãn kinh, giúp điều hòa hormone và giảm prolactin.
- Phẫu thuật: Nếu Galactorrhea do khối u tuyến yên gây ra, phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Cách điều trị Galactorrhea ở bệnh viện/cơ sở y tế
Cách điều trị hội chứng Galactorrhea tại nhà
Mặc dù Galactorrhea cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn:
- Tránh kích thích ngực: Hạn chế tối đa việc kích thích núm vú bằng mọi cách, bao gồm: Không vắt sữa hoặc kích thích bằng tay, tránh mặc áo ngực quá chật hoặc kích thích khi quan hệ,…
- Tự kiểm tra vú: Tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần để phát hiện sớm các bất thường như sưng tấy, u cục hoặc thay đổi da. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào bất thường, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, nên lưu ý ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục hoặc giảm căng thẳng bằng các biện pháp như yoga, thiền,…
Cách điều trị hội chứng Galactorrhea tại nhà
Những cách phòng ngừa hội chứng Galactorrhea
Hãy cùng Pharmacity điểm qua một số biện pháp bạn có thể thực hiện để phòng ngừa hội chứng Galactorrhea:
- Tránh mặc áo ngực quá chật hoặc có gọng kim loại có thể cọ xát núm vú.
- Hạn chế va chạm hoặc ma sát ở vùng ngực.
- Tránh kích thích núm vú khi quan hệ tình dục.
- Kiểm tra ngực định kỳ.
- Giảm bớt căng thẳng.
- Duy trì lối sống lành mạnh.
Những cách phòng ngừa tình trạng Galactorrhea
Nếu thấy ngực tiết ra các chất lỏng tương tự như sữa cùng những triệu chứng được kể trên. Hãy đến ngay bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời, để biết nguyên nhân mắc hội chứng Galactorrhea, từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.