Mẹ bị cảm cúm có thể cho con bú được không?
Bất cứ ai cũng có thể bị cúm, đặc biệt trong mùa cúm thì xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn. Chính vì thế nên nhiều mẹ bầu thường có thắc mắc không biết mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không. Thực chất, rất hiếm có virus nào có thể tồn tại trong tuyến vú ngay cả khi xảy ra hiện tượng nhiễm virus trong máu hoặc các cơ quan khác như não, tim, thận,… Vì vậy, phụ nữ cho con bú bị cảm cúm không thể lây bệnh cho con qua sữa mẹ.
Tuy nhiên, virus cúm không lây truyền qua sữa mẹ nhưng có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp. Ở giai đoạn sơ sinh, mẹ thường phải ôm ấp bé và điều này dễ lây bệnh cảm cúm cho con nếu mẹ đang mắc bệnh. Chính vì thế nên, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo các bà mẹ đang cho con bú cần chăm sóc sức khỏe thật cẩn thận để không bị cảm cúm.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, thế nên nếu không may bị cảm cúm, mẹ có thể hút sữa ra bình và nhờ người thân hỗ trợ cho bé ăn. Điều này sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa mẹ và bé để ngăn ngừa virus cúm lây truyền.
Một điều cần chú ý nữa đó là mẹ không được tự ý mua và uống bất kì loại thuốc nào bởi một số loại thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Khi bị cảm cúm, mẹ bé cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và sử dụng thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú theo chỉ định của bác sĩ.
Một số vấn đề cần lưu ý khi cho con bú đối khi bị cảm cúm
Để hạn chế tối đa việc lây truyền virus cảm cúm cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bé.
- Đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc gần với bé.
- Khi bế hoặc cho bé bú, luôn đặt một tấm chăn vải khô, sạch giữa bạn và bé.
- Thường xuyên khử trùng các bề mặt trong nhà như bàn, tay nắm cửa, vòi nước.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước khi cho con bú và trước khi bế hoặc chăm sóc con.
- Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng và mũi bằng khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy ngay lập tức và rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay.
- Rửa sạch ngực bằng chất tẩy nhẹ và nước ấm trước khi cho con bú. Tuy nhiên, không làm sạch vùng núm vú trước mỗi lần cho con bú. Nếu không, ngực có thể bị khô và nứt.
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống, ly, khăn, giường, gối hoặc chăn với người khác cho đến khi bạn không còn triệu chứng trong ít nhất 5 ngày.
“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, thế nên nếu không may bị cảm cúm, mẹ có thể hút sữa ra bình và nhờ người thân hỗ trợ cho bé ăn. Điều này sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa mẹ và bé để ngăn ngừa virus cúm lây truyền.” – Chuyên gia y tế khuyến cáo.
Ngoài ra, hãy bảo vệ con bạn bằng cách tuân theo lịch tiêm chủng đầy đủ và chính xác. Tiêm chủng các loại vaccine cần thiết và tiêm phòng cúm để phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nhỏ.
Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không. Cảm cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và không lây qua đường sữa. Vì vậy, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường và cần lưu ý những vấn đề đã nêu trên để hạn chế lây bệnh cho bé yêu.
Câu hỏi thường gặp (FAQs) về mẹ bị cảm cúm và cho con bú:
1. Mẹ bị cảm cúm có thể cho con bú không?
Có, mẹ bị cảm cúm vẫn có thể cho con bú. Virus cúm không lây truyền qua sữa mẹ, nhưng có thể lây truyền qua đường hô hấp. Mẹ nên chăm sóc sức khỏe cẩn thận và hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và bé.
2. Có lây bệnh cúm cho con qua sữa mẹ không?
Không, rất hiếm có virus nào có thể tồn tại trong tuyến vú và lây truyền qua sữa mẹ. Con không thể mắc cúm qua việc tiếp xúc với sữa mẹ của mẹ đang bị cảm cúm.
3. Mẹ bị cảm cúm nên làm gì khi cho con bú?
Khi bị cảm cúm, mẹ có thể hút sữa ra bình và nhờ người thân hỗ trợ cho bé ăn. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc giữa mẹ và bé để ngăn ngừa virus cúm lây truyền.
4. Mẹ bị cảm cúm cần chú ý điều gì khi cho con bú?
Mẹ cần lưu ý không chạm vào mắt, mũi và miệng của bé. Hãy đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với bé và luôn đặt chăn vải giữa bạn và bé khi bế hoặc cho bé bú. Rửa sạch tay thường xuyên và khử trùng các bề mặt trong nhà để ngăn ngừa lây truyền virus cúm.
5. Mẹ bị cảm cúm có nên tiêm phòng cúm?
Có, mẹ nên tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và bé khỏi bệnh cúm. Tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ và chính xác để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con.
Nguồn: Tổng hợp
