Mang thai tuần 39 bụng căng cứng là sắp sinh phải không?
Tuần 39 của thai kỳ là thời điểm mà có thể mẹ có những sự thay đổi rõ rệt để bước sang quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu. Một trong những biểu hiện phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải là bụng căng cứng. Vậy mang thai tuần 39 bụng căng cứng có phải là dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp sinh hay không? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Sự phát triển của thai 39 tuần tuổi
Ở tuần 39, thai nhi đã gần như phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Cân nặng trung bình của thai nhi khoảng 3-3.5 kg và chiều dài khoảng 50 cm. Các cơ quan nội tạng của bé, đặc biệt là phổi, đã hoàn toàn hoàn chỉnh và bé đã sẵn sàng chào đời.
Da của bé cũng đã bớt nhăn nheo, và lớp mỡ dưới da dày hơn giúp bé giữ ấm sau khi sinh. Lúc này xương sọ của thai nhi vẫn chưa khít hoàn toàn và còn chồng lên nhau một chút để dễ dàng qua âm đạo của mẹ.
Trong giai đoạn này bé sẽ ít hoạt động hơn do thai nhi phát triển lớn hơn trong bụng mẹ làm không gian bên trong tử cung dần trở nên chật chội. Tuy nhiên, bé vẫn sẽ gửi những cử động nhẹ nhàng để nhắc mẹ rằng bé vẫn luôn hiện diện.
Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai được 39 tuần
Khi bước vào tuần 39, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Bụng mẹ có thể tụt xuống thấp hơn do đầu bé đã lọt vào khung xương chậu. Mẹ bầu có thể cảm thấy nặng nề hơn, mệt mỏi và khó chịu vì áp lực từ thai nhi lớn lên cơ hoành và bàng quang.
Những cơn gò tử cung giả có thể xuất hiện thường xuyên hơn và thường tập trung ở vùng bụng dưới và phần háng. Trong khi các cơn gò chuyển dạ thật thường bắt đầu từ lưng dưới và lan ra khắp vùng bụng.
Một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng khác là vỡ túi nước ối, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tuần thai thứ 39. Khi vỡ ối, mẹ bầu có thể cảm thấy nước ối chảy ra mạnh mẽ hoặc nhỏ giọt liên tục.
Tại sao phụ nữ mang thai tuần 39 bụng căng cứng?
Bụng căng cứng ở tuần 39 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Cơn gò Braxton Hicks
Cơn gò Braxton Hicks, hay còn gọi là “cơn gò giả,” là những cơn co thắt tử cung không đều đặn và không đau. Những cơn co thắt sinh lý thường xảy ra trong một vài giây vào buổi chiều hoặc tối. Đây là cách cơ thể mẹ tập dượt cho quá trình chuyển dạ thực sự.
Mang thai tuần 39 bụng căng cứng là dấu hiệu sắp chuyển dạ
Khi gần đến ngày dự sinh, ngoài tình trạng bụng căng cứng, các cơn co thắt cũng có thể trở nên rõ rệt hơn, nhằm giúp cổ tử cung dần ngắn lại và mở rộng.
Nếu bạn cảm thấy bụng căng cứng kèm theo các cơn co thắt đều đặn, mạnh dần và có thể đi kèm với cảm giác đau lưng dưới, đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ thật sự. Lúc này, cổ tử cung của mẹ có thể bắt đầu mở rộng và mẹ cần chuẩn bị nhập viện.
Bụng căng cứng có thể là do thai phụ bị nhiễm trùng
Trong một số trường hợp, mang thai tuần 39 bụng căng cứng có thể do nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bà bầu mắc các nhiễm trùng như nhiễm trùng đường sinh dục, đường tiểu hoặc đường ruột đều có nguy cơ cao dẫn đến sinh non
Khi nào mẹ bầu mang thai 39 tuần cần đi gặp bác sĩ?
Mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:
Nếu mẹ bầu mang thai tuần 39 bụng căng cứng có kèm theo các triệu chứng sau cần đi khám ngay lập tức:
- Sốt cao.
- Đau khi tiểu tiện có máu.
- Cơn co thắt tử cung mạnh mẽ không giảm đi khi thay đổi tư thế.
- Xuất hiện máu hoặc nhiều dịch nhầy từ âm đạo.
- Vàng da.
Một số lời khuyên khi mang thai tuần 39 bụng căng cứng
Để chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tốt nhất trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, mẹ cần áp dụng một số phương pháp sau:
- Nếu bụng căng cứng mà không có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên bình tĩnh giữ cho tâm trạng thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Duy trì chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Nếu cơn co thắt đều đặn và không giảm đi, mẹ nên liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho việc nhập viện, bao gồm túi đồ cá nhân và giấy tờ cần thiết.
- Dành thời gian để massage cơ thể, chăm sóc da mặt để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
Tình trạng mang thai tuần 39 bụng căng cứng có thể là nguyên nhân không đáng lo ngại để báo hiệu chuyển dạ thực sự. Nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.