Lá bàng có tác dụng gì mà có thể trị viêm họng? Cách sử dụng!
Lá bàng, một loại cây không chỉ mang lại bóng mát mà còn sở hữu nhiều công dụng y dược tốt cho sức khỏe. Vậy, lá bàng có tác dụng gì? Trong bài viết dưới đây, Pharmacity cung cấp thông tin chi tiết về các lợi ích từ loại thảo dược này, cùng với một số bài thuốc dân gian sử dụng lá bàng trong việc điều trị bệnh.
Lá bàng có tác dụng gì? Tại sao có thể trị viêm họng?
Lá bàng có tác dụng gì? Đây là loại thảo dược có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, làm lành vết thương, phòng ngừa ung thư, chữa sâu răng,… Đặc biệt, một trong những tác dụng của lá bàng được nhiều người biết đến đó là điều trị viêm họng hiệu quả.
Viêm họng là tình trạng do virus, vi khuẩn và nấm gây ra, khiến cho vùng họng bị viêm sưng hay nhiễm trùng. Khi đó, lá bàng với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm và chống oxy hóa đã được sử dụng để điều trị vấn đề trên. Không những thế, trong lá bàng còn có các hoạt chất gây ức chế hoạt động của các tác nhân gây viêm, như:
- Saponin: Là chất chống oxy hóa, giúp nâng cao khả năng miễn dịch và giảm rủi ro mắc ung thư.
- Flavonoid: Có nhiệm vụ chống lại gốc tự do, chống viêm, chống loét và chống độc.
- Tanin: Là chất có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do vi khuẩn gây hại.
- Punicalagin: Có công dụng ức chế virus và vi khuẩn.
- Phytosterol: Nhờ vào Phytosterol mà tác dụng của lá bàng không những làm giảm axit uric có trong máu mà còn giảm sưng viêm.
Không những thế, lá bàng còn được sử dụng rất nhiều trong Đông y nhờ vào vị đắng chát, tính mát nên có công dụng tiêu đờm, giảm sưng, thanh nhiệt cho cơ thể. Đặc biệt là hạn chế các cơn đau ở vùng họng và ngăn ngừa viêm họng xảy ra.
Cách dùng lá bàng chữa viêm họng đơn giản, hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu lá bàng chữa bệnh gì, tiếp theo hãy tham khảo các bài thuốc dân gian sử dụng lá bàng trị viêm họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả ngay dưới đây:
Cải thiện viêm họng bằng cách súc miệng với nước lá bàng
Đối với phương pháp súc miệng bằng nước lá bàng sẽ áp dụng cho mọi đối tượng. Chi tiết như sau:
Các nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị, gồm có:
- 1 nắm lá bàng tươi (nên lựa chọn lá không quá non hay quá già).
- ½ lít nước sôi và để nguội.
- ¼ thìa cà phê muối.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch số lượng lá bàng đã chuẩn bị, ngâm với nước muối loãng và vớt ra để ráo.
- Bước 2: Tiếp theo, cho lá bàng cùng muối và nước vào cối, xay nhuyễn. Trường hợp không có cối xay thì có thể giã nát lá bàng, cho muối vào trộn đều. Sau cùng là cho thêm nước vào khuấy.
- Bước 3: Sử dụng rây để lọc bỏ bã và giữ phần nước lại.
Đối với phương pháp này, trong ngày đầu tiên bạn có thể súc miệng bằng nước lá bàng từ 2 – 3 lần/ngày. Đến những ngày tiếp theo, bạn chỉ nên súc miệng bằng hỗn hợp này vào mỗi buổi tối sau khi đã đánh răng.
Để công dụng của lá bàng phát huy tối đa, người dùng nên có biện pháp bảo quản đúng cách, cụ thể:
- Sau khi hoàn thành hỗn hợp thì nên cho vào lọ thủy tinh để dùng hàng ngày.
- Bảo quản nước súc miệng vào ngăn mát tủ lạnh, hạn chế cho chúng tiếp xúc với ánh nắng hay để hở cho không khí lọt vào.
- Chỉ nên sử dụng trong 1 tuần, sau 1 tuần thì nên bỏ đi và làm một lọ mới.
- Trước khi sử dụng, hãy lắc đều để dung dịch đồng nhất và không bị tách lớp.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trước khi súc miệng bằng nước lá bàng, như:
- Khi cho trẻ em súc miệng bằng nước lá bàng thì nên đun sôi lá bàng từ 5 – 7 phút trước khi xay chúng.
- Tuyệt đối không kết hợp nước súc miệng bằng lá bàng với các loại nước súc miệng khác.
- Súc miệng bằng nước lá bàng có thể khiến răng ố vàng, nhưng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì các vết ố cũng tự mất đi, trả lại màu răng bình thường cho bạn.
Uống nước làm từ lá bàng
Lá bàng có tác dụng gì? Nước lá bàng không chỉ là một thức uống giải khát mà còn là bài thuốc giúp tiêu đờm, thông cổ họng nhanh chóng.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh lá bàng bằng cách rửa sạch và ngâm với nước muối, sau đó vớt ra để ráo.
- Bước 2: Đun sôi lá bàng trong khoảng 15 phút với nước lọc.
- Bước 3: Cuối cùng, đổ nước ra chén, hòa thêm một ít muối, khuấy đều và uống.
Nếu đã quen với hương vị của nước lá bàng, bạn cũng có thể dùng chúng thay cho nước lọc. Tuy nhiên, không nên để nước lá bàng qua đêm mà cần phải thay mới mỗi ngày.
Xông hơi bằng lá bàng giúp trị viêm họng dễ dàng
Xông hơi sẽ giúp các tác dụng của lá bàng thấm sâu vào niêm mạc họng, khi đó làm tăng hiệu quả trong việc điều hòa khí huyết. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp này còn làm mũi và họng của người bệnh được thông thoáng, dễ chịu hơn.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá bàng, ngâm cùng nước muối và vớt ra để ráo.
- Bước 2: Cắt lá bàng thành từng khúc nhỏ để tinh chất bay hơi dễ dàng khi xông.
- Bước 3: Tiếp tục đun sôi lá bàng cùng một lượng nước vừa đủ.
- Bước 4: Cuối cùng, đổ nước lá bàng đã sôi ra thau, dùng khăn trùm kín đầu và bắt đầu xông hơi mặt và họng.
Đặc biệt, khi xông hơi bằng lá bàng, người dùng cần chú ý:
- Không nên để mặt quá sát với chậu nước bởi vì rất dễ gây bỏng rát.
- Trong quá trình xông, nếu cảm thấy cơ thể khó chịu, chóng mặt thì nên dừng lại và nghỉ ngơi.
- Sau khi đã xông hơi, hạn chế không ngồi ở khu vực có gió, nằm máy lạnh, đi tắm hay ngồi quạt,… để tránh bị nhiễm lạnh.
Lưu ý khi trị viêm họng tại nhà bằng lá bàng
Mặc dù, câu trả lời cho vấn đề “Lá bàng có tác dụng gì?” đã được Pharmacity giải đáp ngay trên bài viết. Tuy nhiên, để phát huy tốt các công dụng của loại thảo dược này thì người dùng nên lưu ý các vấn đề sau:
- Tuyệt đối không uống nước lá bàng trước khi ăn hay bụng đang đói.
- Nên lựa chọn mua các loại lá bàng thiên nhiên, không có thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại. Riêng trường hợp hái lá thì nên chọn cây mọc tự nhiên, sạch sẽ.
- Người bệnh, đặc biệt là trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá bàng chữa viêm họng.
- Đối với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng ⅕ liều thuốc thảo dược này hoặc bạn có thể đưa bé đến khám tại cơ sở y tế để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Kết hợp với thực đơn ăn uống lành mạnh giúp đẩy nhanh tiến trình chữa viêm họng.
- Việc sử dụng lá bàng chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Dùng lá bàng trị viêm họng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, không có công dụng điều trị bệnh ở mức độ nặng.
Hy vọng với các thông tin mà Pharmacity cung cấp ngay trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Lá bàng có tác dụng gì?”. Ngoài ra, trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm hay trở nặng thì người bệnh nên liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.