Huyết áp thấp: nguyên nhân và biến chứng
Nguy hiểm của tình trạng huyết áp thấp là điều mà chúng ta cần quan tâm. Bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều có thể là những dấu hiệu tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta. Huyết áp thấp xảy ra đối với nhiều người, chủ yếu là người bị bệnh lý tim mạch, người già, phụ nữ và chưa được quan tâm nhiều như tình trạng tăng huyết áp. Vậy những triệu chứng huyết áp thấp và cách xử trí như thế nào đối với trường hợp này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để nhận biết và phòng tránh bệnh huyết áp thấp.
Bệnh huyết áp thấp là gì?
Huyết áp là một chỉ số đo lường với đơn vị mmHg (viết tắt của mm thủy ngân), thể hiện lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi chảy qua. Kết quả huyết áp sau khi đo sẽ hiển thị lên chỉ số gồm hai con số, được gọi là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp bình thường sẽ là bằng hoặc dao động dưới mức 120/80 mmHg.
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp đo được dưới 90/60 mmHg. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu oxy và chất dinh dưỡng không thể cung cấp nuôi dưỡng kịp thời đến não, tim và các cơ quan quan trọng khác.
“Hạ huyết áp tuyệt đối là huyết áp dưới 90/60 mmHg ngay cả lúc nghỉ ngơi. Hạ huyết áp tư thế là huyết áp giảm trong vòng vài phút sau khi thay đổi tư thế đột ngột. Mức giảm từ 20 mmHg trở lên đối với áp suất tâm thu và 10 mmHg trở lên đối với áp suất tâm trương.”
Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém so với tăng huyết áp.
Nguyên nhân của huyết áp thấp
Các nguyên nhân gây hạ huyết áp xuống mức thấp hơn bình thường có thể bao gồm:
- Thay đổi tư thế
- Người bị những bệnh về tim
- Phụ nữ trong thai kỳ
- Sau khi ăn
- Sau khi trải qua các hoạt động căng thẳng
- Rối loạn nội tiết tố
- Dùng một số loại thuốc
- Chế độ ăn uống không đầy đủ
“Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến mức huyết áp. Điều này là do tuyến giáp sản xuất và lưu trữ các hormone giữ vai trò trong quá trình điều hòa nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, các tuyến thượng thận có chức năng điều chỉnh sự tiết một số hormon khi cơ thể phản ứng căng thẳng.”
Triệu chứng huyết áp thấp thường gặp
Các triệu chứng huyết áp thấp thường được giải thích là do não không nhận đủ lưu lượng máu. Chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim thay đổi, da lạnh, nhợt nhạt là những triệu chứng phổ biến của huyết áp thấp. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như buồn nôn hoặc nôn mửa, hoa mắt, mờ mắt, cảm thấy mệt mỏi hoặc suy nhược, lú lẫn, đau ngực, nhức đầu.
“Khi có bất kỳ triệu chứng huyết áp thấp nào, bạn nên dừng các hoạt động để nghỉ ngơi và tìm đến sự hỗ trợ từ những người xung quanh để tránh những chấn thương nghiêm trọng.”
Phòng tránh huyết áp thấp
Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp ngăn ngừa huyết áp thấp. Điều này bao gồm:
- Ngủ đúng giấc và thức dậy một cách chậm rãi
- Thay đổi tư thế dễ dàng và tránh đứng yên quá lâu
- Giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái
- Tập thể dục thường xuyên
- Theo dõi và đo huyết áp định kỳ
Đồng thời, hạn chế ngã và chấn thương bằng cách lắp ráp những thanh vịn trong nhà. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.
Bài viết trên đã giới thiệu các thông tin về triệu chứng và biến chứng của huyết áp thấp. Các biến chứng gây ra rất nguy hiểm, do đó không được chủ quan với các dấu hiệu, đặc biệt khi bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Câu hỏi thường gặp về huyết áp thấp
Triệu chứng chính của huyết áp thấp là gì?
Các triệu chứng chính của huyết áp thấp bao gồm chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim thay đổi, da lạnh, nhợt nhạt, buồn nôn hoặc nôn mửa, hoa mắt, mờ mắt, cảm thấy mệt mỏi hoặc suy nhược, lú lẫn, đau ngực, nhức đầu.
Làm thế nào để xử trí khi bị huyết áp thấp?
Khi bạn bị huyết áp thấp, nên dừng các hoạt động để nghỉ ngơi và tìm đến sự hỗ trợ từ những người xung quanh để tránh những chấn thương nghiêm trọng. Nếu triệu chứng không giảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Đúng, huyết áp thấp cũng có nguy hiểm không kém so với tăng huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp thấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, sốc, và thiếu máu não.
Làm thế nào để phòng tránh huyết áp thấp?
Để phòng tránh huyết áp thấp, bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm ngủ đúng giấc và thức dậy một cách chậm rãi, thay đổi tư thế dễ dàng và tránh đứng yên quá lâu, giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái, tập thể dục thường xuyên, và theo dõi và đo huyết áp định kỳ. Ngoài ra, hạn chế ngã và chấn thương bằng cách lắp ráp thanh vịn trong nhà và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.
Người nào đặc biệt dễ bị huyết áp thấp?
Người già, phụ nữ trong thai kỳ và những người bị bệnh lý tim mạch có nguy cơ cao hơn bị huyết áp thấp. Ngoài ra, cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, và sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp.
Nguồn: Tổng hợp
