Hội chứng ruột kích thích có ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai không?
Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn phổ biến ở đường tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm: đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,.. IBS là một tình trạng mãn tính gây tốn kém, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. IBS có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai.
Hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai có phổ biến không?
Khoảng 75% phụ nữ cho biết họ mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn chức năng đường ruột trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Phụ nữ mang thai dễ mắc phải các triệu chứng tương tự hoặc liên quan đến IBS do sự gia tăng hormone progesterone.
Một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS ở các bà bầu như:
- Đau quặn bụng cả ngày và đêm
- Đại tiện bất thường: Tiêu chảy hoặc táo bón
- Đầy hơi chướng bụng
Hội chứng ruột kích thích IBS phổ biến ở phụ nữ có thai
Một số nguyên nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích ở các bà bầu như:
- Sự thay đổi của hormone: Khi mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể tăng, gây ra các triệu chứng khó chịu ở bầu như: táo bón, bệnh trào ngược dạ dày và ợ chua.
- Áp lực thai nhi: sự phát triển của thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kỳ, sẽ làm tăng áp lực lên thành ruột, từ đó ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS.
- Tâm lý: Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp phải hội chứng ruột kích thích.
- Sử dụng thuốc: Trong thai kỳ, do nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé đều tăng cao. Vì vậy, các mẹ bầu thường được kê đơn thêm các vitamin tổng hợp, sắt hoặc calci. Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều loại viên uống này có thể gây táo bón.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Nhiều mẹ bầu quan niệm phải ăn thật nhiều mới có dinh dưỡng nuôi con, quan điểm này làm các mẹ bầu thường nạp vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm. Điều này vô tình tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Lười vận động.
Tác động của hội chứng ruột kích thích lên thai nhi và thai kỳ như thế nào?
Hội chứng ruột kích thích IBS không gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé, nhưng cũng không nên lơ là biến chứng mà nó đem lại. Những ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích trong thời gian thai kỳ của mẹ bao gồm:
- Trong ba tháng đầu thai kỳ: Do sự tăng lên của hormon nữ có thể làm tăng nhu động ruột, đồng thời gây ra những tác động lên trên tử cung. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung trong ba tháng đầu của thai kỳ.
- Trong những tháng tiếp theo: Hội chứng ruột kích thích IBS có thể tăng nguy cơ dọa sinh non hoặc sinh non.
- Tiêu chảy: triệu chứng tiêu chảy kéo dài có thể khiến cả mẹ và bé bị mất nước, thiếu dinh dưỡng, uể oải và mệt mỏi, có thể suy thai.
- Táo bón: triệu chứng kéo dài thường xuyên sẽ tăng nguy cơ: mắc phải trĩ, sa sinh dục ở phụ nữ mang thai.
Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai có thể khiến bầu mắc IBS
Cách phòng ngừa IBS ở phụ nữ mang thai
Hội chứng ruột kích thích IBS là một trạng thái không thoải mái ở hệ tiêu hóa mà ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới, và càng trở nên phức tạp hơn khi ở trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ. Dưới đây là một số cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai:
- Chăm sóc dinh dưỡng: Ăn uống cân đối và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng của IBS. Tránh thực phẩm gây kích ứng như cafein, đồ uống có ga, và thức ăn có chứa hóa chất phụ gia nhiều.
- Ăn chia nhỏ: Thay vì ăn ba bữa lớn, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn.
- Dùng thức ăn giàu chất xơ: Chọn thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám giúp cải thiện chất lượng phân và giảm tình trạng táo bón.
- Dùng thức ăn dễ tiêu hóa: Một số thực phẩm nặng và khó tiêu như thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ kích ứng hệ tiêu hóa. Hãy ưu tiên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa để giảm cơ hội phát triển các triệu chứng IBS.
- Dùng các loại thuốc thật cẩn thận: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để chọn ra loại thuốc phù hợp và an toàn nhất cho tình trạng mang thai của bạn.
Lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ sớm đẩy lùi triệu chứng bệnh
- Dùng các phương pháp giảm stress: Stress và căng thẳng có thể làm tăng các triệu chứng IBS. Hãy tìm kiếm các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc tập trung vào những hoạt động giúp thư giãn.
- Dùng nước đủ lượng: Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để duy trì hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nước giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón.
- Tập thể dục đều đặn: Hoạt động vận động như đi bộ, yoga cho phụ nữ có thai không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp cân bằng hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng IBS.
Nhớ rằng mỗi trường hợp IBS là một cá nhân riêng biệt, vì vậy, quan trọng nhất là hãy lắng nghe cơ thể của bạn và thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm bài viết liên quan: