- Không biết nói bi bô khoảng 12 tháng tuổi
- Không biết ra cử chỉ bằng tay (chỉ trỏ, vẫy tay, nắm chặt tay) khoảng 12 tháng tuổi
- Không nói được một từ nào khoảng 16 tháng tuổi
- Không nói được hai từ khoảng 24 tháng tuổi
- Mất mọi kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở mọi lứa tuổi.

Sau đây là một vài ví dụ của dấu hiệu ban đầu bệnh tự kỷ.
- Chậm phát triển ngôn ngữ và chậm nói
- Trẻ không biết giải thích điều mình muốn
- Thích đi nhón chân (trên đầu ngón chân)
- Thích ngồi hàng giờ xếp mọi thứ thành một hàng dài theo thứ tự nhất định
- Không thích những đứa trẻ khác
- Tỏ ra câm điếc hoặc phớt lờ tất cả mọi người
- Có những kiểu cử động kỳ quặc
- Không mỉm cười lại khi có người cười với mình
- Ít nhìn trực diện vào người khác hay tránh né việc nhìn trực diện
- Mất các kỹ năng phát triển hoặc ngôn ngữ
Mặc dù bạn không qua đào tạo bài bản về ngành y như các bác sĩ nhưng bạn vẫn có thể can thiệp sớm vì bạn chính là người hiểu con mình nhất và nhìn thấy con phát triển mỗi ngày. Thậm chí nếu bạn không thể chẩn đoán chính xác bệnh tình của con thì khi cảm thấy “có cái gì đó không ổn”, bạn nên chủ động và làm mọi thứ có thể theo bản năng của mình. Mọi sự giúp đỡ và hỗ trợ từ xã hội luôn sẵn sàng khi bạn cần đến. Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị chậm trễ một khả năng nào đó, hãy đưa bé đến bác sĩ khám và đánh giá. Với sự giúp đỡ, nhiều trẻ tự kỷ vẫn có thể có được cuộc sống bình thường và vui khỏe như bao đứa trẻ khác. Các bệnh viện nhi hay các tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em luôn có những chương trình giúp đỡ các trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ hiểu và đối phó với căn bệnh này.