Đau đầu ti nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà
Đau đầu ti là tình trạng nhiều chị em gặp phải, nhất là với những người đang trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân gây đau đầu ti thường lành tính, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi có thể là dấu hiệu của bệnh lý đáng lo ngại. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết sau đây nhé.
Đau đầu ti là tình trạng nhiều chị em gặp phải, nhất là với những người đang trong giai đoạn mang thai
Hiện tượng đau đầu ti là gì?
Hầu hết các chị em đều từng đối mặt với vấn đề đau rát ở đầu vú, chúng có thể xuất hiện trong một vài ngày sau đó biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý sinh hoạt của chị em.
Tình trạng đau đầu ti có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn nên chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Một số nguyên nhân gây đau đầu ti ở phụ nữ
Tình trạng này đau đầu vú thường chỉ ở mức độ bình thường, không quá khó chịu tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt của của các chị em. Do đó, nhiều người thắc mắc, không biết nguyên nhân do đâu, sau đây là một số nguyên nhân đau đầu ti thường gặp:
Do sự ma sát
Đau núm vú do quần áo cọ xát vào núm vú gây nên vết thương, lý do này đặc biệt phổ biến ở những người hoạt động thể thao như chạy bộ. Theo thông thường, cả hai núm vú đều đau, da có thể bị khô hoặc nứt nẻ. Do đó, khi hoạt động thể dục, nhằm tránh gây cọ xát và kích ứng núm vú, phụ nữ nên lựa chọn các loại áo ngực thể thao phù hợp.
Ngoài ra, ma sát có thể dẫn đến đau núm vú khi bạn mang áo lót không vừa vặn. Bạn hãy thử các loại áo lót khác nhau để tránh kích ứng. Trước khi hoạt động thể thao, hãy che núm vú bằng băng không thấm nước hoặc sử dụng miếng bảo vệ núm vú để bảo vệ chúng.
Do cho con bú
Dấu hiệu đau đầu ti ở phụ nữ sau sinh là gì? Trong 6 tháng đầu bé sẽ bú sữa mẹ hoàn toàn và việc này có thể dẫn đến đầu ti của mẹ bị đau. Nguyên nhân khiến đầu ti bị đau có thể là do:
- Tắc tia sữa.
- Núm vú bị thụt.
- Nhiễm trùng núm vú khi bé bú mẹ bị tưa miệng.
- Cho bé bú với tư thế không đúng.
- Cách ngậm bắt vú của bé chưa đúng (đợi miệng bé há to cho ngậm lấy cả quầng vú và núm vú).
Đôi khi đau đầu ti trong quá trình cho con bú còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vú. Căn bệnh này có các dấu hiệu như đau núm vú kèm theo ớn lạnh, sốt, vú bị sưng đỏ và đau rát. Nếu nhận thấy mình có gặp các triệu chứng này khi cho con bú, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Cho con bú có thể dẫn đến đầu ti của mẹ bị đau
Đau đầu ti do đến kỳ kinh nguyệt
Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu ti thường xảy ra trước ngày hành kinh. Nguyên nhân là do hormone progesterone và estrogen thay đổi gây căng tức ngực, đau núm vú.
Tương tự, những thay đổi khi phụ nữ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân khiến nội tiết tố thay đổi, gây đau nhức núm vú.
Đau đầu ti thường xảy ra trước ngày hành kinh
Đau đầu ti do dị ứng
Đầu ti bị đau có thể là dấu hiệu của bệnh chàm hoặc một số vấn đề về da khác. Các bệnh da liễu có thể khiến da trở nên khô, dễ bị tình trạng kích thích và dẫn đến đau nhức núm vú. Ngoài ra, nếu đầu ngực bị đau đột ngột cũng có thể do dị ứng với một số các tác nhân như: Nước hoa, chất liệu áo ngực, kem dưỡng da, bột giặt, nước xả vải,…
Do nhiễm trùng
Đầu ti bị tổn thương do ma sát hoặc các phản ứng dị ứng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Khi nhiễm trùng nấm men, đầu ti sẽ có cảm giác đau nhói, ngoài ra kèm theo một số triệu chứng như bong da trong ở quầng vú.
Đau đầu ti do bệnh Paget
Dấu hiệu đau đầu ti có thể là do bệnh Paget. Paget là loại ung thư hiếm gặp có liên quan đến núm vú, chiếm khoảng 4% ở người mắc phải ung thư vú. Loại ung thư này gây ảnh hưởng đến da của núm vú và quầng vú. Paget có thể đi kèm với ung thư vú xâm lấn ở ống dẫn sữa của cùng 1 bên vú.
Paget hiếm khi ảnh hưởng đến cả 2 bên vú. Bệnh tương tự như chàm ở núm vú cùng với các triệu chứng như:
- Núm vú phẳng hoặc tụt vào trong.
- Da đỏ, bong tróc và ngứa xung quanh núm vú.
- Núm vú tiết dịch vàng hoặc chảy máu, da vú dày hơn so với bình thường.
Do ung thư vú
Ung thư vú là 1 trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đứng sau ung thư da. Một số triệu chứng ở núm vú có thể liên quan đến ung thư như sau:
- Núm vú tụt vào trong.
- Vùng da trên vú hoặc núm vú nhăn nheo, có vảy, viêm.
- Da trên vú hoặc núm vú đỏ.
- Dịch tiết ra từ núm vú có lẫn máu hoặc chất lỏng trong suốt.
Dù đầu ti bị đau do ung thư là tình trạng hiếm gặp tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, cần đến gặp bác sĩ khi núm vú xuất hiện những dấu hiệu bất thường kể trên.
Cách khắc phục đau đầu ti hiệu quả tại nhà
Khi bạn cảm thấy đầu ti bị đau, chị em nên bình tĩnh giải quyết tình trạng này bằng một số phương pháp sau:
- Nếu xác định được các nguyên nhân khiến đầu ti bị đau như mang thai, dậy thì, tới kỳ kinh nguyệt,… thì không cần quá lo lắng nhé. Bạn chỉ cần chú ý đến quá trình dinh dưỡng cũng như thời gian nghỉ ngơi khoa học để cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Duy trì thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh như bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ dầu mỡ
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để tránh tình trạng quá chật khiến máu không thể lưu thông gây đau đầu ti.
- Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao là điều cực kỳ quan trọng, chị em hãy cố gắng kết hợp tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để có tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn.
- Trường hợp bị kích ứng, dị ứng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Bacitracin để giảm tình trạng ngứa rát.
Đau đầu ti gây khó chịu và đau nhức, nếu biết rõ nguyên nhân và chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ cải thiện. Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về đau đầu ti là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. Khi cơn đau không cải thiện, thậm chí tiến triển nặng hơn, người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám để có thể điều trị đúng cách, hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.