Cách nuôi dạy trẻ ngang bướng hiệu quả
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn những đứa con của mình ngoan ngoãn, biết nghe lời. Nhưng nếu chẳng may con bạn ngang bướng thì sao? Bạn sẽ cần một cách nuôi dạy đặc biệt hơn mới có thể “thu phục” chúng. Vậy thế nào là cách dạy những đứa trẻ ngang bướng hiệu quả?
Thế nào là những đứa trẻ ngang bướng?
Những đứa trẻ ngang bướng thường là những đứa trẻ có cá tính mạnh. Đôi khi, chúng cũng có thể là những đứa trẻ đã từng chịu nhiều tổn thương trong quá khứ và sự bướng bỉnh thực chất chỉ là vỏ bọc mà chúng cố tạo ra. Những trẻ bướng bỉnh thường có những đặc điểm như:
- Khó hòa đồng, có xu hướng cô lập mình, độc lập một cách cực đoan hoặc khi chơi cùng trẻ khác hay có xu hướng bắt nạt trẻ khác.
- Trẻ bướng bỉnh hay thích làm việc gì đó bằng được ngay cả khi không có sự đồng ý của người lớn.
- Chúng thường khá bảo thủ, hay khăng khăng mình đúng, đề cao cái tôi cá nhân, không lắng nghe góp ý của người khác.
- Chúng cũng có thể cố chấp làm một việc gì đó mặc dù biết việc đó sai và không nên làm.
- Chúng muốn người lớn đáp ứng mọi đòi hỏi. Khi không được đáp ứng, chúng sẽ phản ứng thái quá bằng cách la hét, ném đồ đạc, cáu giận…
- Không muốn làm theo hoặc làm ngược lại yêu cầu của người lớn. Đôi khi, chúng cố tình phớt lờ mệnh lệnh của cha mẹ.
- Thường xuyên nổi giận, nóng nảy, la hét, ném đồ đạc khi không vừa ý.
- Không muốn thay đổi suy nghĩ dù được khuyên nhủ bằng mọi cách.
“Cách dạy những đứa trẻ ngang bướng không hề đơn giản.”
Cách dạy những đứa trẻ ngang bướng không hề đơn giản
Cách dạy những đứa trẻ ngang bướng. Sự bướng bỉnh của trẻ có thể là tính cách từ khi sinh ra, có thể là hành vi bắt chước, cũng có thể là hành vi được hình thành sau một thời gian bị ảnh hưởng về tâm lý. Để có thể chinh phục được những đứa trẻ bướng bỉnh, người lớn cũng cần có những tuyệt chiêu đặc biệt như;
“Lắng nghe thay vì tranh cãi”
Lắng nghe thay vì tranh cãi. Những đứa con bướng bỉnh của bạn sẽ không ngại tranh cãi trực tiếp với bạn. Vì vậy, nếu bạn cho chúng cơ hội để được tranh cãi, tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ ngày càng rạn nứt. Hãy thể hiện rằng mình có thể lắng nghe chúng và sẵn sàng trò chuyện một cách cởi mở với chúng, dạy con không đòn roi. Khi đó, chúng cũng sẽ cảm thấy mình cần “người lớn” hơn thay vì luôn cãi vã như một đứa trẻ không bao giờ chịu lớn.
“Kết nối thay vì ép buộc”
Kết nối thay vì ép buộc. Có những việc càng ép con càng phản tác dụng. Với những đứa trẻ ngang bướng, bạn càng ép buộc, chúng càng muốn chống đối và làm ngược lại như một hành vi phản kháng lại cha mẹ của mình. Vì vậy, khi chúng không muốn làm một việc gì đó, bạn nên nhẹ nhàng tìm hiểu lý do thay vì bắt chúng phải làm theo ý của bạn. Khi đã rõ lý do, bạn sẽ dễ dàng phân tích, giải thích để chúng hiểu vì sao mình không thể chiều theo ý chúng. Cha mẹ nên tìm hiểu các giai đoạn phát triển theo tâm lý lứa tuổi để biết cách kết nối với con hiệu quả nhất.
“Cha mẹ cần mềm mỏng với những đứa con lúc nào cũng làm trái ý”
Cha mẹ cần mềm mỏng với những đứa con lúc nào cũng làm trái ý. Thường xuyên khen ngợi kịp thời. Muốn “thu phục” những đứa trẻ ngang bướng, bạn cần luôn thể hiện thái độ tích cực thay vì tiêu cực. Cách dạy những đứa trẻ ngang bướng giống như người Việt Nam ta có câu “lạt mềm buộc chặt”. Khi thường xuyên được động viên, khen ngợi, bản thân chúng sẽ cố gắng để được ghi nhận nhiều hơn nữa.
“Luôn giữ bình tĩnh”
Luôn giữ bình tĩnh. Nuôi dạy những đứa trẻ bướng bỉnh, con nhỏ hay trẻ trẻ cần sự bình tĩnh nhiều hơn bình thường. Sự nóng giận của người lớn sẽ giống như một “chất kích thích” khiến trẻ càng bất cần và thể hiện những hành vi phản kháng. Khi cha mẹ có thể bình tĩnh mới giúp những đứa trẻ kiềm chế được cảm xúc và kiểm soát hành vi tiêu cực.
“Đặt mình vào vị trí của con và tôn trọng con”
Đặt mình vào vị trí của con và tôn trọng con. Bất cứ ai cũng cần được tôn trọng và những đứa trẻ cũng vậy. Dù cảm thấy tức giận hay khó chịu trước thái độ ngang ngược, bướng bỉnh nhưng bạn vẫn cần kiềm chế cảm xúc để không buông những lời miệt thị, chê trách khiến còn không được tôn trọng. Hãy thử đặt mình vào vị trí của con, bạn sẽ biết con mong muốn điều gì và làm thế nào để nắm được điểm yếu của bé. Khi đó, việc uốn nắn trẻ sẽ dễ dàng hơn.
“Cha mẹ cần nhất quán trong cách nuôi dạy con”
Tuyệt chiêu chinh phục trẻ “trái tính trái nết”
Một số tuyệt chiêu mà bạn có thể áp dụng khi thực hành cách dạy những đứa trẻ ngang bướng như:
“Đưa ra các lựa chọn”
Đưa ra các lựa chọn. Nếu bạn ép buộc đứa con bướng bỉnh của mình làm theo ý của cha mẹ, chắc chắn chúng sẽ phản kháng. Vì vậy, bạn có thể đưa ra nhiều hơn một lựa chọn để dạy con bướng bỉnh trở nên ngoan hơn. Khi đó, trẻ cảm thấy được tôn trọng vì mình có quyền quyết định chứ không phải bị ép buộc.
“Đưa ra quy tắc với trẻ”
Đưa ra quy tắc với trẻ. Dù tôn trọng con nhưng bạn cần trò chuyện với trẻ về những quy tắc ứng xử để con biết giới hạn những việc mình được phép hoặc không được phép làm. Với những quy tắc được định sẵn, trẻ sẽ dần hình thành thói quen cố định, đi vào nề nếp và bớt đòi hỏi hơn. Khi xây dựng bộ quy tắc trong gia đình, bạn hoàn toàn có thể mời con tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Khi đó, con sẽ ý thức được rằng mình cần tuân thủ những quy tắc mà mình đã đóng góp ý kiến để xây dựng.
“Cho trẻ một khoảng thời gian chờ”
Cho trẻ một khoảng thời gian chờ. Bạn có thể cho con thêm chút thời gian chờ khi muốn con làm một việc gì đó. Ví dụ, 5 phút nữa con tắt tivi đi ngủ, 5 phút nữa con đi học bài… Với khoảng thời gian chờ ngắn ngủi này, trẻ sẽ có thời gian chuẩn bị tinh thần, không có cảm giác mình bị ép buộc nên cũng ít có phản xạ phản kháng.
“Cha mẹ cần nhất quán trong cách nuôi dạy con”
Cha mẹ cần nhất quán trong cách nuôi dạy con. Cha mẹ cần thống nhất về cách dạy những đứa trẻ ngang bướng. Nếu một người nghiêm khắc, cứng rắn trong khi người còn lại sẵn sàng thỏa hiệp và đáp ứng yêu cầu của trẻ thì việc uốn nắn trẻ sẽ là “nhiệm vụ bất khả thi”. Cha mẹ nên trò chuyện cởi mở để cùng thống nhất về cách dạy con, cách xử lý tình huống…
Cách dạy những đứa trẻ ngang bướng khó hơn nuôi dạy những đứa trẻ biết nghe lời rất nhiều. Tuy nhiên, cha mẹ hãy coi đây là một trải nghiệm thú vị vì dạy con cũng là lúc cha mẹ cần rèn mình và hoàn thiện chính mình. Và bạn cũng đừng quá lo lắng vì những đứa trẻ độc lập và cá tính nếu được nuôi dạy tốt sẽ trở thành những người lãnh đạo xuất chúng. Việc quan trọng nhất bạn cần làm là tìm phương pháp nuôi dạy con đúng cách và phù hợp mà thôi.
Thế nào là cách nuôi con khỏe mạnh thông minh?
Kinh nghiệm dạy trẻ cách tiêu tiền thông minh không phải ai cũng biết.
FAQ về cách nuôi dạy trẻ ngang bướng
1. Làm thế nào để xử lý khi trẻ luôn chống đối và phản kháng?
Khi trẻ luôn chống đối và phản kháng, hãy lắng nghe chúng và tìm hiểu lý do sau hành vi của chúng. Thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với ý kiến của trẻ, và cố gắng thảo luận để tìm ra giải pháp hợp tác.
2. Khi nào cần áp dụng biện pháp cứng rắn trong việc nuôi dạy trẻ?
Biện pháp cứng rắn chỉ nên áp dụng trong những trường hợp cần thiết, khi an toàn và sức khỏe của trẻ đang bị đe dọa. Người lớn cần đặt nền tảng cho quan hệ đáng tin cậy và tôn trọng với trẻ, và chỉ áp dụng sự nghiêm khắc khi cần thiết.
3. Cách nào giúp bé không nổi giận, nóng nảy quá dễ dàng?
Để giúp bé không nổi giận và nóng nảy quá dễ dàng, người lớn cần giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc của mình. Hãy tạo ra môi trường bình yên và ổn định, và dạy trẻ cách thể hiện và điều chỉnh cảm xúc một cách lành mạnh.
4. Làm thế nào để thay đổi tư duy và suy nghĩ của trẻ?
Để thay đổi tư duy và suy nghĩ của trẻ, người lớn cần tạo ra môi trường học tập tích cực và khuyến khích trẻ suy nghĩ sáng tạo và linh hoạt. Hãy đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ suy nghĩ đa chiều, và giúp trẻ khám phá và phát triển khả năng mới.
5. Khi trẻ không nghe lời, cần phải làm gì để đối phó?
Khi trẻ không nghe lời, người lớn nên liên tục lập luận và giải thích lợi ích của việc nghe lời và tuân thủ quy định. Ngoài ra, cần xây dựng một hệ thống quy tắc rõ ràng và công bằng, áp dụng sự nhất quán và kiên nhẫn trong việc huấn luyện trẻ nghe lời.
Nguồn: Tổng hợp
