Các yếu tố gây ra táo bón và biện pháp điều trị
Táo bón là bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi người. Chính vì thế cần phải biết nguyên nhân gây ra bệnh táo bón là gì để biết phòng tránh bệnh.
Táo bón là gì?
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau, nhưng thông thường ở người lớn, là việc không đi đại tiện quá 3 ngày; ở trẻ em, một tuần không thể đi đại tiện 3 lần thì được coi là táo bón. Trong việc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ thường chia táo bón thành 2 nhóm, đó là táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
Triệu chứng của táo bón
Yếu tố chính gây nên bệnh táo bón
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, nhưng nó có thể được chia thành hai nhóm chính: Táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
Nhóm nguyên nhân táo bón nguyên phát được chia thành ba loại:
- Táo bón vận động ruột bình thường là loại phổ biến nhất của nhóm táo bón nguyên phát. Mặc dù phân đi qua đại tràng với tốc độ bình thường, nhưng người bệnh cảm thấy khó khăn trong đại tiện.
- Táo bón vận động ruột chậm được đặc trưng bởi giảm hoạt động vận động đại tràng, nó xảy ra phổ biến hơn ở người bệnh nữ. Người bệnh có thể có chướng bụng nhẹ hoặc sờ thấy phân trong đại tràng sigma.
- Rối loạn chức năng sàn chậu: Người bệnh thường than phiền thời gian đại tiện kéo dài, cảm giác đi tiêu không hết hoặc phải sử dụng áp lực đè vào sàn chậu trong khi đại tiện để cho phân thoát ra.
Nhóm nguyên nhân táo bón thứ phát:
- Do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý bao gồm:
- Uống không đủ nước (làm phân khô cứng);
- Lượng chất xơ ăn vào không đủ (chất xơ có nhiều trong ngũ cốc, trái cây và rau quả);
- Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu (những chất này có tác dụng lợi tiểu, làm người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn và gây ra táo bón);
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng), đường tinh luyện;
- Bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu, nhịn đi tiêu (có nghĩa là khi có cảm giác mắc đi tiêu nhưng người bệnh bỏ qua, có thể là do họ ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay do bận rộn)…Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian, người bệnh có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón
- Ít vận động cũng có thể gây ra táo bón.
Thói quen xấu gây táo bón
- Nguyên nhân cấu trúc bao gồm: nứt hậu môn, trĩ huyết khối, khối u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn.
- Các nguyên nhân toàn thân gồm: tăng calci máu, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp, mang thai. Táo bón là triệu chứng phổ biến khi mang thai có thể do một số yếu tố như: Áp lực cơ học của tử cung đè lên ruột, thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm chậm vận động ruột, thay đổi chế độ ăn, vết nứt hậu môn, trĩ, uống thuốc sắt trong khi mang thai.
- Rối loạn thần kinh: đột quỵ, bệnh Hirschsprung, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, chấn thương đầu.
- Các bệnh mô liên kết: xơ cứng bì, lupus.
- Một số loại thuốc có thể gây táo bón phổ biến bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, kim loại, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng axit (ví dụ hợp chất nhôm và canxi), thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi (ví dụ verapamil), thuốc chống viêm không steroid (ví dụ ibuprofen và diclofenac), thuốc có chứa chất gây nghiện (ví dụ codein và morphin), nhiều loại thuốc hướng tâm thần, thuốc chống co giật…
- Các vấn đề tâm lý (ví dụ trầm cảm, lo lắng) cũng có thể góp phần vào sự phát triển của táo bón.
- Người lớn tuổi dễ bị táo bón vì những lý do sau: chế độ ăn uống kém và uống không đủ nước, ít tập thể dục, tác dụng phụ của các loại thuốc, thói quen đi cầu kém
Biện pháp điều trị dành cho người bệnh táo bón
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị như sau:
- Bổ sung thực phẩm chức năng tạo xơ không kê đơn hoặc chất làm mềm phân. Nếu trẻ ăn được nhiều chất xơ trong chế độ ăn, việc bổ sung chất xơ không cần kê đơn là cần thiết như Metamucil hoặc Citrucel. Tuy nhiên, khi sử dụng các thực phẩm chức năng này, trẻ cần uống ít nhất khoảng 1 lít nước mỗi ngày để các sản phẩm này hoạt động hiệu quả nhất. Xin ý kiến của bác sĩ để tìm ra liều lượng phù hợp với tuổi và cân nặng của trẻ.
- Thuốc đạn glycerin có thể được sử dụng để làm mềm phân ở trẻ không thể nuốt thuốc dạng viên.
- Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ. Nếu sự tích tụ của phân tạo ra tắc nghẽn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ để giúp loại bỏ tắc nghẽn. Phụ huynh không được phép cho trẻ uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ mà không có sự đồng ý của bác sĩ và được hướng dẫn về liều lượng thích hợp.
Thuốc trị táo bón
Cách phòng ngừa bệnh táo bón
Để giúp ngăn ngừa táo bón, bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống 1,5 đến 2 lít nước và các chất lỏng khác mỗi ngày.
- Tránh các chất chứa cafein
- Giảm các chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng).
- Đi đại tiện khi có nhu cầu, cảm giác muốn đi.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 15 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
Kết luận
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa thường gặp nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Đừng ngần ngại đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải triệu chứng táo bón kéo dài để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bạn hôm nay sẽ mang lại cuộc sống chất lượng và thoải mái hơn trong tương lai. Trên đây là những chia sẻ về bệnh táo bón thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.