Các mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con hiệu quả
Việc tìm kiếm các mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con luôn là vấn đề khiến nhiều chị em quan tâm. Bởi thời điểm cai sữa cho bé nghĩa là lượng sữa của mẹ bỉm sẽ không được tiêu thụ, từ đó dễ dẫn đến tình trạng căng tức bầu ngực khó chịu. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giảm được tình trạng trên một cách hiệu quả nhất!
Mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con đột ngột
Trước khi giải đáp cho câu hỏi “Cai sữa bao lâu hết căng sữa?”, thì chúng ta có thể tìm hiểu trước về cách giúp chị em cải thiện tình trạng căng sữa nhanh chóng. Hầu hết mẹ bỉm thường cho con tập làm quen với việc ngừng bú thay vì đột ngột cai sữa, điều này cũng giúp bé thích nghi tốt hơn với sự thay đổi thói quen ăn uống. Đồng thời, ngực mẹ cũng ngừng sản xuất sữa một cách chậm rãi. Nhưng trong vài trường hợp thì mẹ buộc phải cai sữa đột ngột nên việc bầu ngực bị căng tức là điều không tránh khỏi.
Vì vậy, mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con hiệu quả là bạn nên vắt một ít sữa ra, dùng tay hay máy hút sữa vào bất cứ khi nào cảm thấy ngực bị căng. Tuy nhiên, chỉ cần vắt một lượng sữa vừa đủ chứ không nên vắt quá nhiều. Vì như vậy có thể làm kích thích sản xuất sữa và mất nhiều thời gian để cơ thể ngừng quá trình tạo ra nguồn sữa.
Ngoài ra, thay vì chỉ vắt sữa thì bạn có thể kết hợp cùng với các cách sau để làm cảm giác đau khi bị căng tức ngực:
- Sử dụng thêm một miếng lót thấm sữa nhằm tránh sữa rò rỉ ra áo và thay chúng mỗi khi bị ướt.
- Lựa chọn áo ngực phù hợp mà bạn luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Nên chườm ấm, tắm vòi sen hay bồn tắm nước nóng trước để quá trình vắt sữa dễ dàng hơn.
- Dùng bọc đá hay túi nước đá và chườm ngực từ 15 – 20 phút khi ngực bị sưng và căng tức nhiều.
- Luôn luôn uống đủ nước mỗi ngày.
- Khi cảm thấy ngực quá đau, các nàng nên nằm ngửa hay nghiêng, kết hợp dùng thêm gối để nâng đỡ bầu ngực. Ngoài ra, nếu bạn thích nằm sấp khi ngủ thì sử dụng thêm một chiếc gối đặt dưới hông và bụng nhằm giúp làm giảm áp lực lên bầu ngực.
- Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để kết hợp dùng thêm thuốc khi ngực bị sưng đau, viêm vú.
Mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con từ từ
Trên thực tế, mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con hiệu quả nhất chính là tập trung vào việc vắt sữa một cách từ từ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là mất khá nhiều thời gian để làm giảm và ngừng hẳn lượng sữa tiết ra. Điều này là do trong thời gian dài nuôi con bằng sữa mẹ, nguồn sữa đã ổn định và sản xuất mỗi ngày. Vì vậy, thời gian đầu cai sữa bạn sẽ khó tránh khỏi vùng ngực luôn trong trạng thái đầy, bị căng tức nặng nề.
Khi đó, các chị em nên áp dụng những gợi ý sau:
- Ưu tiên vắt sữa bằng tay, máy hoặc kết hợp cả hai cách khi bạn cảm thấy phần ngực dễ chịu và dòng sữa cũng chạy chậm lại. Thậm chí, bạn cũng nên vắt sữa ít hơn so với thời điểm cho bé bú để cơ thể hiểu được rằng cần tạo ra lượng sữa ít hơn trong giai đoạn này.
- Hãy giảm lượng sữa vắt ra sau mỗi lần thực hiện, đồng thời cần giảm đi số lần vắt sữa. Chi tiết, nếu trước đó bạn vắt sữa với tần suất 1 lần/ngày thì theo thời gian, hãy thay đổi bằng cách 3 – 4 ngày mới vắt 1 lần. Mặt khác, trường hợp ngực vẫn còn căng sữa thì bạn nên vắt nhiều hơn đến khi nào cảm thấy thoải mái, đừng quá nóng vội việc cắt giảm lượng sữa và số lần.
- Bên cạnh việc vắt sữa, mẹ bỉm nên massage, uống nhiều nước hoặc chườm lạnh,… để cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi căng tức ngực. Cuối cùng, khi bạn đã sẵn sàng và không còn căng sữa nữa thì việc vắt sữa sẽ được ngưng hoàn toàn.
Cai sữa bao lâu hết căng sữa? Thời gian để cơ thể mẹ ngừng sản xuất sữa hoàn toàn?
Cai sữa bao lâu hết căng sữa? Sẽ không có đáp án cụ thể cho vấn đề này, bởi việc cơ thể không sản xuất sữa nữa sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là:
- Mức độ chạm vào núm vú.
- Độ tuổi của trẻ khi được cai sữa.
- Lượng sữa mà cơ thể đang tiết ra hàng ngày.
- Lượng sữa thu được khi vắt sữa hay bị rò rỉ sữa.
- Dự định có thai trong tương lai gần.
Tuy bạn đã cai sữa hoàn toàn cho bé và cũng không có cảm giác bị căng tức bầu ngực nhưng thỉnh thoảng, phần ngực của bạn vẫn sẽ tiếp tiết ra một ít sữa. Và vấn đề này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, nên bạn cần chủ động đi khám nếu gặp trường hợp trên vì cũng có thể do nàng đang bị mất cân bằng nội tiết.
Nói tóm lại, cai sữa là một quá trình khá khó khăn trong thời gian đầu mà hầu như mẹ bỉm nào cũng phải trải qua. Hy vọng với mẹo dân gian chữa căng sữa khi cai sữa cho con mà Pharmacity đã chia sẻ phía trên sẽ giúp các chị em vượt qua giai đoạn này một cách thành công và nhẹ nhàng!