Các cách cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối
Suy gan giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh gan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu Các cách cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối ở bài viết dưới đây
Suy gan giai đoạn cuối là gì?
Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể.
Nguyên nhân gây suy gan
- Viêm gan vi rút A, B, C, D, ..có nguy cơ cao bị suy gan.
- Do sử dụng các loại thuốc thời gian dài, thường xuyên như Paracetamol. Thuốc kháng viêm không steroid, Halothane, …
- Ngộ độc các loại nấm
- Uống nhiều bia rượu, thuốc lá
- Chế độ ăn uống chứa nhiều chất độc hại khiến khiến gan phải làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn đến chức năng gan suy giảm
Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 – Viêm: Đây là giai đoạn đầu, gan bị viêm và có thể hoạt động yếu hơn bình thường nhưng không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt, người bệnh chưa cảm thấy khó chịu hay đau đớn.
- Giai đoạn 2 – Xơ hóa: Tình trạng viêm nhiễm không được điều trị sẽ để lại sẹo. Khi mô mô sẹo tích tụ trong gan, quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Ở giai đoạn này, gan vẫn có khả năng được chữa lành nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời.
- Giai đoạn 3 – Xơ gan: Mô sẹo cứng phát triển nhiều hơn, thay thế dần các mô khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu nhận thấy triệu chứng bất thường do hoạt động của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Giai đoạn 4 – Suy gan giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, ghép gan là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh, ngược lại nguy cơ tử vong sẽ rất cao do chức năng gan đã suy giảm đến mức cao nhất. Lúc này, một loạt các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời bao gồm chảy máu trong, tích nước trong bụng, phù não, mất chức năng thận, các vấn đề về phổi
Suy gan giai đoạn cuối là tổn thương và chức năng gan đã suy giảm đến mức cao nhất
Các liệu pháp vật lý và các hoạt động thư giãn giúp giảm bớt các triệu chứng
Có nhiều phương pháp điều trị suy gan giai đoạn cuối như: chọc dịch, ghép gan, điều trị bằng pháp đồ điều trị thuốc của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra người mắc suy gan giai đoạn cuối cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống sinh hoạt, cụ thể:
- Hạn chế uống nhiều nước, thường xuyên được kiểm tra điện giải.
- Dùng thuốc điều trị lợi tiểu, nhằm kích thích thận đào thải natri, đồng thời hấp thụ clo và bài tiết kali.
- Vận động, tập thể dục thường xuyên dưới sự theo dõi của bác sĩ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
- Khi suy gan ở giai đoạn cuối, gan gần như là mất hoàn toàn chức năng, không thể lọc và đào thải độc tố ra ngoài dẫn đến tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể tử vong rất nhanh. Vì vậy, ngoài tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần phải tăng cường chức năng gan, giảm thiểu tối đa các tổn thương ở tế bào gan, giải độc gan.
Người suy gan giai đoạn cuối cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Dinh dưỡng và chế độ ăn dành cho người bệnh suy gan giai đoạn cuối
Những người mắc suy gan giai đoạn cuối cần có chế độ dinh dưỡng riêng theo tư vấn của bác sĩ điều trị hoặc của các chuyên gia dinh dưỡng.
- Cân đối các thành phần dinh dưỡng, các chất như: chất béo, đường, đạm, rau xanh.
- Không ăn nhiều đồ cay nóng.
- Hạn chế đồ chiên rán, đồ có nhiều dầu mỡ.
- Không ăn mặn quá, lượng natri mỗi ngày được hấp thụ cơ thể chỉ khoảng 2,5g.
- Hạn chế sử dụng thức ăn sẵn, thức ăn đóng hộp chứa nhiều muối và bột ngọt.
- Mỗi ngày nên uống 1,5 -2 lít nước, không uống quá nhiều.
- Tuyệt đối không được uống rượu, không được uống thuốc với rượu.
Ngoài ra, cần theo dõi, thăm khám định kỳ, hoặc khi phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào bất thường phải đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn, thăm khám điều trị. Đặc biệt là người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp đồ điều trị của bác sĩ, không sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định, đặc biệt là những loại thuốc có hại cho gan.
Rau xanh lá tốt cho người suy gan giai đoạn cuối
Kết luận
Suy gan giai đoạn cuối là một thử thách lớn đối với người bệnh và gia đình. Tuy nhiên, với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể được cải thiện đáng kể. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm bắt được những cách giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt hơn, từ việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, thực hiện các liệu pháp thư giãn, đến việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để kịp thời xử lý mọi biến chứng có thể xảy ra. Sự quan tâm, chăm sóc và động viên từ gia đình và người thân chính là nguồn động lực lớn giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này.