Buồn Nôn: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh Lý Nguy Hiểm
Buồn nôn không chỉ là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa mà còn là “tín hiệu” của thai nghén (ở phụ nữ) hay thậm chí bệnh tim mạch, thần kinh và một số bệnh nguy hiểm khác. Buồn nôn không chỉ là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa mà còn là “tín hiệu” của thai nghén (ở phụ nữ) hay thậm chí bệnh tim mạch, thần kinh và một số bệnh nguy hiểm khác. Sau đây là một số bệnh thường có biểu hiện buồn nôn và nôn mà bạn nên biết để đi khám và điều trị kịp thời. Xem thêm: 9 dấu hiệu cảnh báo bạn nên xét nghiệm HP
Dấu hiệu của bệnh tiền đình, tim và thận
Rối loạn tiền đình: Bạn cảm thấy buồn nôn và chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Các triệu chứng khác như mất thăng bằng, ù tai và rung giật nhãn cầu. Chứng bệnh này không nguy hiểm và có thể điều trị thành công, cần thiết phải xem lại sự hoạt động của các cơ quan thính giác và tiền đình.
Huyết áp và tim: Cảm giác buồn nôn có thể đeo bám bạn cả ngày, đặc biệt là buổi sáng. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi tấn công rất nhanh, đau và có thể bị phù mặt, đỏ mặt. Nếu buồn nôn liên tục và đau ở phần bụng trên kèm theo nghẹt mũi, da xanh, hay đau ở ngực và lan ra cánh tay trái, hàm dưới thì bạn hãy chú ý đến các vấn đề về tim. Đối với những người trên 45 tuổi, cần phải hạn chế căng thẳng và suy giảm về thể lực, tinh thần để tránh những nguy cơ về bệnh tim mạch.
Viêm và suy thận: Triệu chứng ban đầu là buồn nôn và nôn. Sau đó có thể sốt cao từ 38-40oC kèm theo cảm giác đau. Đầu tiên là đau âm ỉ, rồi đau kịch phát, đau lưng và có thể đi đái dắt, không tự chủ. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần xét nghiệm nước tiểu, máu và sinh hóa, siêu âm thận hoặc kiểm tra các phần của hệ nội tiết, hệ tiết niệu. Cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, được khuyến cáo viêm thận bể thận phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí cần phải phẫu thuật để cải thiện tình hình.
Đặc trưng của bệnh về tiêu hóa
Viêm dạ dày và loét tá tràng: Với những biểu hiện như buồn nôn sau khi ăn, trướng bụng hoặc có cảm giác ăn xong rất nặng nề, ợ nóng. Đôi khi, bạn cảm thấy có gì nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng trên lúc bạn đói và cả ngay sau khi bạn ăn. Bạn phải nội soi dạ dày, xét nghiệm máu và sinh hóa cũng như làm một thử nghiệm với các kháng thể chống lại virut Helicobacter Pylori (HP) gây ra bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng. Nhưng trước hết, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và thực đơn nên tránh xa thực phẩm có chứa chất béo, cay và chua, nó sẽ giúp bạn trung hòa lại axit dư thừa ở dạ dày trong thời gian ngắn nhất.
Viêm túi mật: Bạn cảm thấy buồn nôn ngay cả trong bữa ăn vì bạn đang cảm thấy mình đang rất no và không muốn ăn. Ngoài ra, có cảm giác đau phía bụng trên bên phải kèm theo vị đắng hay mùi kim loại trong miệng và hay ợ nóng bị đầy hơi. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần phải siêu âm và phải phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ: nó có thể là rối loạn hoạt động của túi mật do có sỏi trong đó, viêm túi mật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm các xét nghiệm về gan. Nếu trong trường hợp xấu có thể phải cắt bỏ cả túi mật.
Viêm tụy: Sau khi ăn, bạn cảm thấy dạ dày căng lên một cách bất thường, có thể cảm thấy tưng tức. Sau đó, thấy đau nhức âm ỉ phần bụng trên bên phải, thấy vị đắng trong miệng và cũng thấy khó chịu ở đường ruột. Có thể áp dụng cho cả dạ dày và ruột là xét nghiệm máu và sinh hóa, siêu âm bụng, kiểm tra đường huyết để ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2. Trong trường hợp này, các bác sĩ cũng khuyến cáo nên dùng thuốc kháng viêm và quan trọng nhất là bạn phải chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Viêm ruột thừa: Bạn cảm thấy buồn nôn nhưng không phải do thức ăn, thậm chí khiến bạn muốn nôn thực sự. Đầu tiên, bạn thấy nhâm nhẩm đau phần bụng trên, sau đó chuyển dần xuống phần bụng dưới bên phải và hơi sốt. Khi cơn đau bắt đầu tấn công mạnh hơn thì cần gọi ngay cấp cứu, tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau, nó sẽ khiến bác sĩ rất khó chẩn đoán. Sau đó, cần phải phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.
Buồn nôn do nghén
Buồn nôn, nôn (ói mửa) là biểu hiện thường gặp khi ốm nghén nhưng hoàn toàn là sinh lý và lành tính. Trong thời kỳ đầu mang thai (thường là sau 6 tuần tắt kinh) chị em sẽ có biểu hiện như kém ăn, buồn nôn, ói mửa, ăn dở, gọi là phản ứng thai nghén giai đoạn đầu. Các biểu hiện ở đa số chị em là nhẹ, không ảnh hưởng tới sinh hoạt, công tác và hấp thụ chất dinh dưỡng và thường sau tuần thứ 12 thì tình trạng trên dịu dần rồi hết.
Theo điều tra, có 70% phụ nữ mang thai bị buồn nôn, 56% bị ói mửa, đặc biệt là phụ nữ có thai lần đầu thường bị nhiều. Tỷ lệ buồn nôn, ói mửa khi mang thai ở phụ nữ trẻ lớn hơn phụ nữ cao tuổi; ói mửa khi mang thai có quan hệ mật thiết với loại hình thần kinh và trạng thái tinh thần. Loại hình thần kinh không ổn định, tinh thần căng thẳng, trạng thái sợ hãi, môi trường không tốt đều có thể làm cho phản ứng thai nghén nặng thêm.
Nguồn: BS. Trần Quang Nhật
Bạn có thể xem thêm: