Bổ sung phô mai cho trẻ: độ tuổi và những lưu ý cần biết
Phô mai là một trong những loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Tuy phô mai có nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm, nhưng phụ huynh cần chú ý bổ sung đủ lượng và cho trẻ ăn đúng thời điểm, độ tuổi. Tìm hiểu rõ các thông tin này hơn qua bài viết bên dưới nhé.
Phô mai bé mấy tháng ăn được?
Hiện nay có nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng không biết trẻ mấy tháng sẽ được ăn phô mai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì mẹ có thể bổ sung phô mai vào thực đơn của bé vào độ tuổi khoảng 6 tháng tuổi (tuổi ăn dặm) hoặc chậm hơn thì có thể vào giai đoạn bé có thể ăn những thực phẩm rắn hơn như cơm nát. Khi cho bé ăn phô mai, mẹ cần cho bé ăn từ từ và theo dõi phản ứng của con, nếu bé có những dấu hiệu lạ khi ăn phô mai thì mẹ cần tạm ngưng và tham khảo theo ý kiến của bác sĩ.
Việc trẻ em mấy tháng ăn được phô mai còn phụ thuộc vào cơ địa của từng đứa trẻ. Mẹ có thể cho bé ăn phô mai sau khi bé được 1 tuổi cũng là chuyện bình thường.
Một số lưu ý khi trẻ ăn dặm bằng phô mai
- Đối với những bé bị dị ứng với sữa động vật: Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé ăn. Tuy phô mai là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nó cũng có khả năng gây dị ứng vì sữa trong phô mai chứa protein động vật.
- Chọn loại phô mai: Chọn những loại phô mai làm từ sữa tiệt trùng, tránh những phô mai chưa tiệt trùng vì một số loại vi khuẩn trong phô mai gây nguy hiểm cho bé. Mẹ nên chọn phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi để hàm lượng chất béo không quá 20%.
- Tránh lactose: Nên chọn các loại phô mai làm từ sữa, không chứa lactose. Nếu bé bị dị ứng với sữa công thức thì mẹ có thể bổ sung phô mai vào các bữa ăn dặm của con.
- Trộn phô mai với cháo hoặc bột ăn dặm: Không nên cho bé ăn trực tiếp phô mai vì có thể khiến trẻ mắc nghẹn, đầy bụng, khó tiêu. Trong quá trình nấu cháo ăn dặm cho trẻ, mẹ có thể sử dụng phô mai thay cho các loại dầu mỡ.
- Chế biến phô mai cho bé ăn dặm: Để phô mai không bị mất chất, mẹ không nên cho trực tiếp phô mai lên đun mà nên cho vào nồi sau khi tắt bếp.
- Giới hạn lượng mỡ: Có thể cho bé ăn phô mai mỗi ngày, tuy nhiên mẹ phải giảm bớt lượng mỡ thừa trong thực đơn như thịt, cá, sữa,… để tránh bé thừa chất. Mỗi ngày chỉ có ăn khoảng 12-17g/lần đối với phô mai viên và 13-29g/lần đối với phô mai tươi màu trắng dạng kem.
- Những loại phô mai nên chọn: Một số loại phô mai được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng: Phô mai con bò cười, phô mai Kiri, phô mai QBB Nhật Bản.
Cách chế biến phô mai cho bé ăn dặm
Cháo phô mai, yến mạch
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin B, K, E, giúp thúc đẩy chuyển hóa cơ thể, có lợi cho sự phát triển của bé. Kết hợp yến mạch với phô mai sẽ tạo ra một món ăn dặm cực kỳ bổ dưỡng.
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút, thay nước 1-2 lần.
- Bước 2: Cho 500ml nước vào đun sôi. Khi nước sôi thì cho yến mạch vào nấu khoảng 10 phút rồi cho phô mai vào nấu khoảng 2 phút cho phô mai chảy ra rồi tắt bếp.
- Bước 3: Múc ra tô cho nguội dần rồi cho bé thưởng thức.
Cháo phô mai yến mạch
Cháo phô mai con bò cười với trứng gà, bí đỏ
Cháo trứng gà, bí đỏ là một món ăn dặm dễ ăn, dễ nấu. Cháo này chứa nhiều dinh dưỡng như protein, vitamin, canxi, kali, chất xơ,… rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị bí đỏ, 1 quả trứng, 30g gạo tẻ, 1 viên phô mai con bò cười.
- Bước 2: Vo gạo rồi bắt lên bếp nấu cháo.
- Bước 3: Bí đỏ cắt nó, nấu chín, tán mịn.
- Bước 4: Luộc trứng gà lấy lòng đỏ, nghiền nhỏ.
- Bước 5: Khi cháo chín, cho trứng, bí đỏ vào trộn đều. Đợi cháo sôi thì tắt bếp. Múc ra chén vào cho phô mai vào cháo, để cháo nguội dần rồi cho bé thưởng thức.
Cháo gà, cà rốt, phô mai
Trong cà rốt có chứa beta-carotene rất tốt cho hệ miễn dịch, chống lão hóa rất tốt. Cháo cà rốt phô mai còn giàu chất xơ, giúp tăng cường tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả.
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị gạo, 2 muỗng canh thịt ức gà băm nhuyễn, cà rốt cắt nhỏ, phô mai.
- Bước 2: Vo gạo sạch rồi bắt lên bếp nấu cháo.
- Bước 3: Khi cháo sôi, vặn lửa nhỏ rồi cho thịt ức gà băm nhuyễn, cà rốt cắt nhỏ vào nấu chín.
- Bước 4: Nêm gia vị ăn dặm rồi múc cháo ra tô, cho phô mai vào đánh tơi ra rồi cho bé thưởng thức.
Hy vọng với một số thông tin hữu ích phía trên, bố mẹ đã biết được trẻ mấy tháng ăn được phô mai và sưu tầm thêm nhiều món ăn bổ dưỡng có thể kết hợp cùng phô mai. Bên cạnh những lợi ích của phô mai thì bố mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề khi cho trẻ sử dụng phô mai ăn dặm nhé.
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Trẻ em mấy tháng tuổi có thể ăn phô mai?
Trẻ em có thể bổ sung phô mai vào thực đơn từ khoảng 6 tháng tuổi hoặc sau khi bé có thể ăn thực phẩm rắn, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa từng đứa trẻ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hay phản ứng khác thường từ bé, nên tạm ngưng việc cho bé ăn phô mai và tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Loại phô mai nào tốt nhất cho trẻ?
Một số loại phô mai tốt cho trẻ bao gồm phô mai con bò cười, phô mai Kiri, và phô mai QBB Nhật Bản. Mẹ nên chọn những loại phô mai làm từ sữa tiệt trùng, không chứa lactose, và hàm lượng chất béo không quá 20% để đảm bảo an toàn cho bé.
3. Trẻ bị dị ứng với sữa động vật có thể ăn phô mai không?
Nếu trẻ bị dị ứng với sữa động vật, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé ăn phô mai. Phô mai chứa protein động vật có thể gây dị ứng, do đó, quan trọng để được tư vấn và kiểm tra trước khi bổ sung vào thực đơn của bé.
4. Có cần giới hạn lượng mỡ khi cho trẻ ăn phô mai?
Mẹ có thể cho bé ăn phô mai mỗi ngày, tuy nhiên, cần giảm bớt lượng mỡ thừa trong các bữa ăn khác như thịt, cá, và sữa để tránh cho bé dư thừa chất béo. Lượng mỡ ăn mỗi ngày nên ở mức khoảng 12-17g cho phô mai viên và 13-29g cho phô mai tươi màu trắng dạng kem.
5. Phô mai có thể được chế biến thành những món ăn dặm nào?
Phô mai có thể được chế biến thành nhiều món ăn dặm ngon miệng như cháo phô mai yến mạch, cháo phô mai con bò cười với trứng gà và bí đỏ, và cháo gà, cà rốt, phô mai. Bố mẹ có thể thêm phô mai vào các món ăn dặm khác để tăng cường dinh dưỡng cho bé.
Nguồn: Tổng hợp
