Biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Việc con biếng ăn khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng vì điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con yêu. Biếng ăn được chia thành 3 nhóm chính là biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về tình trạng biếng ăn tâm lý.
Nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh
Biếng ăn tâm lý hay chán ăn thần kinh là một dạng rối loạn ăn uống, xuất phát từ nỗi sợ tâm lý. Việc trẻ sợ không dám ăn, bị ép ăn nhiều hoặc bị ép ăn khi trẻ không thích chính là nguyên nhân khiến cho việc ăn uống trở nên một hoạt động bắt buộc và đáng sợ.
Sự thay đổi đột ngột môi trường sống, thay người giúp việc mới có thể khiến trẻ sợ hãi và dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá nhiều và ép uống sữa công thức quá nhiều. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn hoặc bú quá nhiều cữ trong ngày khiến trẻ không có cảm giác đói dẫn đến trẻ càng chán ăn và lười ăn. Với những trường hợp trẻ ăn dặm, việc thay đổi chế độ ăn uống và ép ăn có thể khiến tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng tâm trạng của mẹ: Nhiều mẹ không giữ được bình tĩnh, quát mắng và cáu gắt khi trẻ lười ăn, không ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Sự cố trong bữa ăn trước đó: Trẻ sơ sinh bị biếng ăn có thể xuất phát từ việc trước đó trong quá trình bú mẹ tia sữa của mẹ chảy quá mạnh khiến trẻ không bú kịp hoặc trẻ ăn phải thứ gì đó khiến trẻ bị nôn trớ, quấy khóc dẫn đến trẻ cảm thấy sợ ăn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn tâm lý
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang mắc phải chứng biếng ăn tâm lý có thể kể đến như:
- Trẻ bú ít hơn trước, không bú đủ cữ sữa trong ngày.
- Trẻ hay ngậm ti và không chịu nuốt khi bú mẹ, trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nhai cũng không chịu nuốt khi ăn dặm.
- Trẻ quấy khóc, che miệng, ngậm chặt miệng hoặc quay mặt đi khi mẹ cho ăn.
- Trẻ có những phản ứng dữ dội khi nhìn thấy đồ ăn như quấy khóc, gào thét, nôn oẹ, cầm ném đồ ăn…
- Trẻ không bao giờ có cảm giác đói và không đòi ăn.
- Trong vòng 3 tháng liên tiếp, trẻ không tăng cân.
Phương pháp khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh
Trên thực tế, biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của trẻ sau này nếu không được phát hiện sớm và có giải pháp can thiệp kịp thời. Vậy phải làm sao khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị biếng ăn tâm lý?
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Tại đây, qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như giải pháp tâm lý phù hợp từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều trị chứng biếng ăn tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là tác động vào tâm lý của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ với bữa ăn từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện chứng biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể tham khảo:
- Không ép trẻ ăn: Ép ăn là thói quen khó bỏ của không ít bà mẹ Việt, nhất là khi thấy con chậm tăng cân hơn bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, ép trẻ ăn sẽ khiến tâm lý sợ ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thay đổi thực đơn đa dạng và phù hợp với khẩu vị của con: Trẻ nhạy cảm với vị giác, vì vậy mẹ cần thay đổi các món ăn để kích thích vị giác cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu: Thay vì ép trẻ ăn, hãy lắng nghe cơ thể của trẻ và cho trẻ ăn đủ bữa. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá sức hoặc kìm lại khi trẻ không muốn ăn nữa.
- Khuyến khích trẻ ngồi ăn dặm cùng với cha mẹ: Ngồi ăn chung với gia đình sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với bữa ăn.
- Cha mẹ quan tâm đến trẻ nhiều hơn: Quan tâm và dành thời gian chia sẻ với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân sợ ăn của trẻ.
- Bổ sung men vi sinh: Trẻ biếng ăn có thể liên quan đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn có thể giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tuy nhiên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý cho trẻ sơ sinh.
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để cơ thể không bị thiếu chất?
Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị biếng ăn có thể dẫn đến thiếu chất cần thiết cho cơ thể. Để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm sau đây trong khẩu phần ăn của trẻ:
- Thực phẩm giàu chất béo, protein và các chất có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, đậu, hạt.
- Rau xanh, hoa quả tươi, vitamin C và các chất chống oxy hóa.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Các loại ngũ cốc, gạo, bột mì và các sản phẩm từ ngũ cốc.
- Các loại hạt chứa chất xơ và các loại dầu có lợi.
Mẹ cần lưu ý rằng việc bổ sung chất dinh dưỡng nên dựa trên lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của trẻ.
FAQs
1. Biếng ăn tâm lý là gì?
Chứng biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống xuất phát từ nỗi sợ tâm lý. Trẻ sớm phát triển nỗi sợ ăn, bị ép ăn nhiều hoặc bị ép ăn trong tình huống mà trẻ không thích có thể dẫn đến chứng biếng ăn tâm lý.
2. Có những nguyên nhân gì gây biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh?
Có nhiều nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh bao gồm sự thay đổi đột ngột môi trường sống, ép trẻ ăn quá nhiều, ảnh hưởng tâm trạng của mẹ và sự cố trong bữa ăn trước đó.
3. Làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn tâm lý?
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắc chứng biếng ăn tâm lý bao gồm trẻ bú ít hơn, không chịu nuốt khi bú mẹ, quấy khóc và không đòi ăn, và không tăng cân trong vòng 3 tháng.
4. Có những biện pháp nào để khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh?
Để khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tránh ép trẻ ăn, thay đổi thực đơn đa dạng và phù hợp với khẩu vị của con, cho trẻ ăn theo nhu cầu, khuyến khích trẻ ngồi ăn dặm cùng với cha mẹ, quan tâm đến trẻ nhiều hơn, và bổ sung men vi sinh sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Có những loại thực phẩm nào cần bổ sung để trẻ không bị thiếu chất dinh dưỡng?
Để đảm bảo trẻ không bị thiếu chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo, protein và các chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, đậu, hạt, rau xanh, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, gạo, bột mì và các sản phẩm từ ngũ cốc, và các loại hạt và dầu có lợi.
Nguồn: Tổng hợp
