Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bệnh võng mạc trẻ sinh non là gì? Những điều cần biết về bệnh võng mạc trẻ sinh non
Bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP) là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh non hoặc nhẹ cân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ROP có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. ROP được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và can thiệp sớm là cực kỳ quan trọng để bảo vệ thị lực của trẻ.
Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về bệnh võng mạc trẻ sinh non qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Bệnh võng mạc trẻ sinh non là tình trạng rối loạn tăng sinh mạch máu, xảy ra ở võng mạc trẻ sinh non với quá trình tạo mạch máu võng mạc không hoàn chỉnh. Bệnh có thể gây mù lòa cho trẻ từ rất sớm thường trong vòng 6 tháng đầu đời nếu trẻ có bệnh mà không được khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng võng mạc trẻ sinh non
Trẻ có cân nặng 1800g và tuổi thai lúc sinh dưới 34 tuần đều cần được tầm soát bệnh ROP. Những trường hợp trẻ sinh non không thỏa các tiêu chí trên, nhưng mắc bệnh viêm phổi, thiếu máu, nhiễm trùng, suy hô hấp phải thở oxy sẽ được khám sàng lọc khi có sự chỉ định của bác sĩ
Nguyên nhân
Ở tuần thứ 16 của thai kỳ, mắt của trẻ sẽ bắt đầu phát triển các mạch máu võng mạc. Các mạch máu võng mạc phát triển và tiến dần đến cạnh võng mạc, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Quá trình phát triển này sẽ diễn ra nhanh hơn ở 12 tuần cuối thai kỳ. Ở trẻ sinh non chưa đủ tháng, quá trình phát triển này bị gián đoạn, các mạch máu chưa tiếp cận đến cạnh võng mạc, không cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cạnh võng mạc dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về võng mạc.
Đối tượng nguy cơ
Những đối tượng cần được chẩn đoán và theo dõi bệnh võng mạc trẻ sơ sinh bao gồm:
- Trẻ sinh non dưới 31 tuần;
- Trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1500g;
- Trẻ có cân nặng khi sinh từ 1500g – 2000g, là trường hợp đa thai;
- Trẻ có cân nặng khi sinh 1500g – 2000g, có các bệnh lý kèm theo như bị ngạt khi sinh phải thở oxy trong kéo dài, viêm phổi, thiếu máu, nhiễm trùng,…
Chẩn đoán
Ở giai đoạn sớm không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường (nhìn bên ngoài mắt vẫn bình thường), khi đã biểu hiện ra bên ngoài là bệnh đã ở giai đoạn muộn không còn chữa được.
ROP cần được khám tầm soát sau khi trẻ sinh 4 tuần, hoặc sớm hơn
Bác sĩ mắt sẽ dùng máy đặc biệt cùng với một thấu kính hội tụ (đèn soi đáy mắt gián tiếp) để đánh giá và theo dõi trẻ.
Phòng ngừa bệnh
Để tránh bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh, cần lưu ý:
- Hãy chăm sóc thai kỳ cẩn thận để giảm nguy cơ sinh non
- Trong trường hợp sinh non, đặc biệt cần quan tâm đến việc theo dõi cân nặng của bé
- Không chủ quan khi thấy mắt bé bề ngoài có vẻ bình thường.
Điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả nhất cho bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là điều trị bằng laser hoặc lạnh đông Laser trị liệu “phá hủy” ngoại vi của võng mạc, nơi không có mạch máu bình thường.
Với bệnh võng mạc ở trẻ sinh non giai đoạn sau, phương pháp điều trị bằng khóa củng mạc và phẫu thuật dịch kính võng mạc
Trên đây là những chia sẻ về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.