Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Vỡ túi mật là gì? Những điều cần biết về vỡ túi mật
Túi mật có vai trò chứa đựng dịch mật được tiết ra từ gan, sau đó đổ vào tá tràng để tham gia quá trình phân giải lipid trong cơ thể. Vậy nếu không may bị vỡ túi mật, điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Vỡ túi mật là tình trạng thành túi mật bị nứt, rò rỉ dịch mật ra ngoài, gây đau bụng đột ngột và dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu do sỏi mật, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm bên dưới gan, thực hiện chức năng lưu trữ và giải phóng dịch mật vào ruột non để giúp hấp thu chất béo, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Triệu chứng
Vỡ túi mật thường gây ra các triệu chứng điển hình sau đây:
- Buồn nôn, ói mửa.
- Đau nhói ở bên hạ sườn phải.
- Vàng da, vàng mắt.
- Sốt.
Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chính và phổ biến gây vỡ túi mật, đó là do viêm túi mật và do chấn thương gây ra.
Viêm túi mật dẫn đến vỡ túi mật
Sỏi mật, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm túi mật. Bệnh sỏi mật là tình trạng sỏi tích tụ bên trong túi mật. Sỏi mật thường là những phát hiện tình cờ và trong 75% trường hợp, không có triệu chứng. Trong một số trường hợp, sỏi mật có liên quan đến viêm túi mật, tắc nghẽn hoặc gây vỡ túi mật. Không những sỏi mật, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây viêm túi mật và có khả năng dẫn đến vỡ túi mật:
- Bệnh giun đũa do giun ký sinh gây ra và có thể dẫn đến bệnh sỏi mật.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn như Escherichia coli, Klebsiella, Streptococcus faecalis,…
- Sỏi bùn túi mật, là một hỗn hợp của mật và các hạt có thể làm tắc nghẽn túi mật.
Vỡ túi mật do chấn thương
Các nguyên nhân gây chấn thương và có thể dẫn đến tình trạng vỡ túi mật bao gồm:
- Tai nạn giao thông.
- Ngã, va chạm vào bụng.
- Bị tác động mạnh từ bên ngoài, bởi sự cố khi tập luyện thể thao như bóng đá, bóng bầu dục,…
Để nhận biết dấu hiệu của vỡ túi mật, bạn cần chú ý đến các triệu chứng sau: buồn nôn và ói mửa, đau nhói ở phần trên bên phải của bụng, vàng da và mắt, sốt, chán ăn, cân nặng bị giảm mà không có lý do,…
Đối tượng nguy cơ
- Một số đối tượng có nguy cơ bị vỡ túi mật như:
- Người bị viêm túi mật.
- Người bị nhiễm vi khuẩn như Klebsiella, Escherichia Coli,… ở đường ruột.
- Người bị sỏi mật.
Chẩn đoán
Triệu chứng vỡ túi mật và viêm túi mật thường rất giống nhau. Do đó, để chẩn đoán chính xác tình trạng đang gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp sau đây:
- Siêu âm bụng
- Siêu âm Doppler màu
- Chụp CT
- Xạ hình đường mật (quét HIDA)
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm nhiễm:
- Số lượng tế bào bạch cầu trong máu
- Nồng độ procalcitonin máu
- Tốc độ lắng hồng cầu
Phòng ngừa bệnh
Để ngăn chặn tình trạng vỡ túi mật, biện pháp quan trọng nhất là chủ động phòng ngừa sỏi túi mật bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…).
- Ăn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh để hỗ trợ hoạt động co bóp ổn định của túi mật như dầu cá, dầu ô liu…
- Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế, chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như đồ chiên rán, món tráng miệng…
Ngoài ra, khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sỏi mật (đau bụng trên bên phải, đau vùng giữa bụng trên, đau bụng trên bên phải lan ra vai phải hoặc lưng, đau sau khi ăn…), người bệnh cần chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời.
Điều trị như thế nào?
Phương án phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, bạn không cần quá lo lắng, bởi vì túi mật không phải là một cơ quan quan trọng và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu nó bị cắt bỏ.
Túi mật có thể được cắt bỏ qua nội soi, một phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Cắt túi mật một phần là một lựa chọn đúng đắn nếu bạn bị viêm đáng kể hoặc mô rất mỏng manh khiến việc cắt bỏ hoàn toàn túi mật trở nên khó khăn.
Điều trị sau phẫu thuật:
Sau khi phẫu thuật, có khả năng bạn sẽ tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn và nằm viện để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Một số trường hợp khác, bạn có thể được xuất viện và hồi phục tại nhà với sự hướng dẫn chăm sóc vết mổ và kê đơn thuốc giảm đau từ bác sĩ. Bên cạnh đó, nhằm phòng ngừa nhiễm trùng khi hồi phục tại nhà, thuốc kháng sinh là một giải pháp hiệu quả mà các bác sĩ thường lựa chọn trong giai đoạn sau phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần thực hiện đúng những yêu cầu của bác sĩ như chế độ ăn uống và hạn chế một số hoạt động.
Hi vọng với bài viết chia sẻ trên giúp các bạn hiểu chi tiết hơn về vỡ túi mật và các thông tin cần biết về vỡ túi mật.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.