Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là gì? Những điều cần biết về viêm phổi tăng bạch cầu ái toan
Tình trạng tăng bạch cầu ái toan có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, trong đó bệnh viêm phổi được cho là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tăng bạch cầu ái toan cao nhất. Thuật ngữ thường được nhắc đến “Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan” chính là một hội chứng điển hình của bệnh viêm phổi bị thâm nhiễm nghiêm trọng và có biểu hiện tăng bạch cầu ái toan khi rửa phế quản hoặc phát hiện nhiều bạch cầu ái toàn khi thực hiện sinh thiết phổi.
Tổng quan chung
Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm bệnh phổi đặc trưng bởi tổn thương thâm nhiễm mô phổi bởi bạch cầu ái toan. Tổn thương có thể gặp ở các vị trí khác nhau của đường hô hấp:
- Phế quản: hen phế quản, nấm phổi dị ứng
- Nhu mô phổi: viêm phổi tăng bạch cầu ái toan tự phát cấp tính hoặc mãn tính.
Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể biểu hiện ở dạng cấp tính hoặc đã tiến triển tới mạn tính, các biểu hiện triệu chứng bệnh thường gặp nhất là sốt cao, ho và khó thở. Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể được chữa trị khỏi nếu kịp thời phát hiện và lựa chọn đúng phương pháp điều trị.
Triệu chứng bệnh
Bệnh viêm viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là một dạng viêm phổi phổ biến, các biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Tình trạng thâm nhiễm phổi
- Tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi (có thể có hoặc không)
- Tăng bạch cầu ái toan trong dịch rửa phế quản và các nhu mô phổi.
Bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể xuất hiện ở nhiều thể khác nhau:
- Bệnh cấp tính hoặc mạn tính: xuất hiện các triệu chứng ho sốt và khó thở.
- Hội chứng Loeffler: tăng bạch cầu ái toàn trong máu, thâm nhiễm phổi thoáng qua.
- Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan nhiệt đối: Nguyên nhân chính do cơ thể bị nhiễm một số loại giun chỉ có trong bạch huyết, tăng sự nhạy cảm đáp ứng phổi.
- Biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là sốt cao đột ngột hoặc kéo dài trong nhiều giờ, ho khan hoặc ho có đờm (các cơn ho biểu hiện tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh viêm phổi), thường xuyên thở khò khè, khó thở, đổ mồ hôi ban đêm,…
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới tình trạng biểu hiện các triệu chứng bệnh ở mức nguy hiểm hơn:
- Các cơn ho kéo dài không ngừng khiến người bệnh rất khó thực hiện các sinh hoạt cá nhân.
- Tình trạng khó thở xuất hiện với tần suất cao hơn.
- Cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Suy hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến người bệnh bị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Việc phát hiện và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh chính là bước đầu thành công trong quá trình điều trị bệnh. Theo nghiên cứu, có hơn ⅓ số ca bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan không xác định được nguyên nhân gây bệnh, ⅔ số ca bệnh còn lại bắt nguồn từ yếu tố ký sinh trùng xâm nhập cơ thể hoặc người bệnh sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ.
Các loài ký sinh trùng làm tăng lượng bạch cầu ái toan thường gặp như:
- Ascaris lumbricoides (nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất)
- Strongyloides stercoralis
- Necator americanus
- Strongyloides stercoralis
- Ascaris suum
- Toxocara canis
- Toxocara cati
- Ancylostoma braziliense
- Ancylostoma caninum
- Ancylostoma duodenale
- Dirofilaria immitis
- Clonorchis sinensis
- Entamoeba histolytica
- Fasciola hepatica
- Paragonimus Westermani
Các nhóm thuốc sau đây có thể làm tăng lượng bạch cầu ái toan:
- Một số loại thuốc chống co giật: Carbamazepine, acid valproic, phenytoin, ethambutol.
- Một số loại thuốc kháng sinh: Dapsone, isoniazid, ethambutol, penicillin, nitrofurantoin, pyrimethamine, tetracycline, clarithromycin, daptomycin.
- Các loại thuốc điều hòa miễn dịch và các loại thuốc chống viêm: Aspirin, cromolyn, vàng, azathioprine, beclomethasone, diclofenac, fenbufen, methotrexate, naproxen, piroxicam, tolfenamic axit, ibuprofen, phenylbutazone.
- Một số loại thuốc khác như: Captopril, chlorpromazine, bleomycin, sulfasalazine, sulfonamides, imipramin, methylphenidate.
Đối tượng nguy cơ
Bạch cầu ái toan cao có thể là dấu hiệu của viêm phổi trong một số trường hợp. Có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi khi bạch cầu ái toan tăng, bao gồm:
- Người già: Hệ thống miễn dịch yếu dần theo tuổi tác, làm cho người già dễ bị nhiễm trùng và phát triển viêm phổi.
- Người suy giảm miễn dịch: Bất kỳ điều gì làm suy giảm hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh lý miễn dịch, suy dinh dưỡng, hoặc sử dụng corticosteroid hoặc hóa trị liệu, đều tăng nguy cơ viêm phổi.
- Người hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm suy giảm chức năng phổi và làm tăng nguy cơ viêm phổi.
- Người mắc bệnh mạn tính: Những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh đái tháo đường, hoặc bệnh tim mạch cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi.
- Người mắc bệnh nền: Các bệnh nền như viêm khớp, bệnh lupus, hoặc bệnh lý cơ bản khác cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.
- Người bị áp lực cao: Các yếu tố như áp lực công việc cao, căng thẳng hoặc môi trường làm việc không tốt cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.
Nếu bạn hoặc ai đó thuộc vào một trong những nhóm nguy cơ này và có các triệu chứng của viêm phổi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan sẽ được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
- Chụp X-quang ngực xác định vùng phổi kiểm tra tình trạng thương tổn ở phổi và nguy cơ tăng bạch cầu ái toan. Sự xuất hiện các đám mờ trên hình ảnh chụp X-quang ngực có thể cảnh báo nguy cơ tăng bạch cầu ái toan máu (hoặc hội chứng thâm nhiễm phổi với bạch cầu ái toan).
- Chứng minh lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, mô phổi hoặc dịch rửa phế quản tăng:
- Thực hiện sinh thiết các tế bào được lấy từ các mô ở phổi hoặc xét nghiệm máu ngoại vi, dịch rửa phế nang và phế quản nhằm mục đích chứng minh có dấu hiệu tăng bạch cầu ái toan. Bạch cầu ái toan có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào bên trong cơ thể con người, tuy nhiên lại không có trong phổi của một người khỏe mạnh. Biện pháp sinh thiết các tế bào ở mô phổi có thể chẩn đoán chính xác tình trạng viêm phổi tăng bạch cầu ái toan.
- Bên cạnh đó, lượng bạch cầu ái toan có trong các lớp mô sẽ nhiều hơn gấp trăm lần so với lượng bạch cầu ái toan có trong máu. Đặc biệt là các mô tiếp xúc gần nhất với môi trường như đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường sinh dục dưới. Chính vì vậy, mức độ thương tổn các mô do tình trạng tăng bạch cầu ái toan không phụ thuộc nhiều vào kết quả xét nghiệm máu ngoại vi.
- Theo nghiên cứu, bạch cầu ái toan có tính nhạy cảm với corticoid. Trong trường hợp bệnh nhân có sử dụng corticosteroid trước khi thực hiện các xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sẽ không đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Nguyên nhân là do tác động của corticosteroid có thể làm lượng bạch cầu ái toan trong máu mất đi hoàn toàn trong khoảng vài giờ đồng hồ.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khám chuyên khoa hô hấp khi có biểu hiện sốt, ho kéo dài, khó thở…
- Vệ sinh cá nhân, tẩy giun định kỳ.
Tình trạng tái phát bệnh không cho thấy tiên lượng xấu hơn, quá trình điều trị thất bại hoặc tình trạng tàn tần lớn hơn nếu bệnh nhân vẫn đáp ứng với corticosteroid. Trong một số trường hợp, bệnh viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể biểu hiện các triệu chứng bất thường gây cản trở chức năng sinh lý quan trọng của phổi (ví dụ như tình trạng xơ hóa không hồi phục).
Tuy nhiên, các biến chứng bất thường dù có nghiêm trọng cũng không thể gây tàn tật hoặc tử vong ở người bệnh. Vì vậy, hãy chú ý đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình đồng thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, có hướng điều trị kịp thời cho bệnh.
Điều trị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan như thế nào?
Biện pháp điều trị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan sẽ được lựa chọn điều trị nguyên nhân gây bệnh hoặc điều trị tổng quát khi không phát hiện nguyên nhân. Ví dụ:
- Trường hợp bệnh nhân được phát hiện tổn thương phổi do giun sán ký sinh có thể điều trị bằng các loại thuốc tẩy giun, bệnh nhân bị tác dụng phụ từ thuốc thì cần tạm ngừng các loại thuốc đó,…
- Sử dụng thuốc Corticosteroid thông qua đường tĩnh mạch hoặc dạng uống (dạng hít) là biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc prednisone 40 – 60 mg một lần/ngày là bước điều trị ban đầu. Hiệu quả của thuốc thường phản ứng nhanh, muộn nhất là sau 48 giờ từ lúc sử dụng thuốc các triệu chứng lâm sàng của người bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Sau khoảng 14 ngày điều trị hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh hoàn toàn, không xuất hiện thêm các biểu hiện triệu chứng bệnh nào.
- Trong quá trình theo dõi quá trình điều trị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, phương pháp chụp X-quang sẽ được thực hiện định kỳ nhằm kiểm tra mức độ hiệu quả của thuốc điều trị và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra. Ngoài ra, lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi, mức độ ESR và IgE cũng được thực hiện nhằm bổ sung thông tin theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh trong suốt quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan đều đưa ra kết quả xét nghiệm bất thường.
- Tình trạng viêm phổi tăng bạch cầu ái toan có thể bị tái phát, các triệu chứng bệnh hoặc hình ảnh X-quang có thể biểu hiện rõ các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh ngừng hoặc giảm lượng corticosteroid trong điều trị. Tình trạng tái phát bệnh có thể diễn ra sau vài tháng hay thậm chí vài năm, vì vậy một số trường hợp người bệnh phải duy trì điều trị với corticosteroid trong thời gian dài. Hiện nay, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên dùng corticosteroid dạng hít nhằm mang kết quả điều trị hiệu quả và thuận tiện sử dụng, ví dụ như beclomethasone hoặc fluticasone 500 – 700 mcg dùng 2 lần/ngày.