Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm phế quản co thắt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Viêm phế quản co thắt là biến chứng nặng của bệnh viêm phế quản. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần phát hiện triệu chứng sớm và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu về viêm phế quản co thắt qua bài viết sau.
Tổng quan chung
Viêm phế quản co thắt còn được gọi với tên khác là viêm phế quản dạng hen do virus và ký sinh trùng trong đường hô hấp gây nên. Các cơ phế quản bị viêm tạo nên các cơn co thắt dẫn đến lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời. Không khí trong phổi kém lưu thông, ống phế quản bị viêm làm tăng bài tiết chất nhầy khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè, thở rít và ho có nhiều đờm.
Nếu không được phát hiện và điều trị đúng, bệnh viêm phế quản co thắt có thể gây biến chứng. Theo nghiên cứu, có khoảng 20% trẻ mắc viêm phế quản co thắt gặp biến chứng viêm tai giữa. Ngoài ra, nhiều trẻ còn gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi.
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc phải viêm co thắt phế quản, nhất là trong thời điểm giao mùa. Bệnh có thể xảy ra ở người lớn do nguyên nhân khác nhau.
Triệu chứng viêm phế quản co thắt
Thông thường khi bị viêm phế quản co thắt, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Cảm trong 2 – 3 ngày như sốt nhẹ, sổ mũi, ho
- Các cơn ho như ho gà, kèm đờm đặc, lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.
- Luôn muốn ho, ngứa họng
- Hay nôn khi ăn
- Khó thở, thở nhanh, gấp, khò khè
- Lồng ngực hóp lại khi thở
- Tím tái khi bệnh nặng
Nguyên nhân viêm phế quản co thắt
Bệnh viêm phế quản co thắt hay hay bệnh co thắt phế quản xảy ra khi có sự có thắt của phế quản hay các tiểu phế quản do những nguyên nhân sau:
- Viêm đường hô hấp.
- Hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng
- Nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus, nấm
- Ô nhiễm không khí, hút thuốc, phụ gia thực phẩm, hóa chất
- Thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như thuốc huyết áp và thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Co thắt các cơ trơn có trong tiểu phế quản và phế quản.
- Tăng sản xuất chất nhầy (đờm) do phản ứng dị ứng hoặc kích ứng do ma sát cơ học của không khí, làm lạnh quá mức hoặc khô đường thở, chẳng hạn như hen suyễn khi tập thể dục gây ra.
Đối tượng nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt
Những đối tượng có nguy cơ bị mắc viêm phế quản co thắt phổ biến thường là:
- Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh hoặc cá nhân bị hen suyễn hoặc mẫn cảm với tác nhân dị ứng với những thứ như phấn hoa, nấm mốc, bụi, lông động vật hoặc phụ gia thực phẩm,…
- Người có đường hô hấp bị nhiễm trùng.
- Người sử dụng các chất kích thích đường hô hấp từ không khí như khói, ô nhiễm không khí, môi trường, không khí lạnh hoặc khô cũng là nguyên nhân gây co thắt phế quản.
- Người có hệ miễn dịch kém: Thay đổi thời tiết thất thường, nhất là thời điểm giao mùa dễ khiến người bệnh dễ bị viêm phế quản co thắt.
- Người bị nhiễm virus, vi khuẩn: Khi sức đề kháng yếu đi, những loại virus, vi khuẩn thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng như virus hợp bào đường hô hấp, các loại vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, H.influenzae,… hoạt động mạnh lên, độc tính tăng gấp bội gây viêm co thắt ở phế quản.
Chẩn đoán viêm phế quản co thắt
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh và nếu nghi ngờ là co thắt phế quản, bác sĩ có thể sẽ cho bạn thực hiện một loạt các xét nghiệm để đánh giá mức độ co thắt hoặc giảm luồng khí và hơi thở của người đó.
Các xét nghiệm phổ biến thường được sử dụng để giúp chẩn đoán chính xác co thắt phế quản bao gồm:
- Kiểm tra đo khí dung, độ khuếch tán phổi và thể tích phổi: Cá nhân hít vào thở ra nhiều lần với lực vừa phải và tối đa thông qua một ống kết nối với máy tính.
- Xét nghiệm đo oxy trong máu: Một thiết bị đo lượng oxy trong máu được gắn vào ngón tay hoặc tai.
- Xét nghiệm khí máu động mạch : Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định mức độ oxy và carbon hiện có.
- Chụp X-quang ngực: chụp ảnh phổi, giúp phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm phổi hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Chụp CT – scanner để chụp ảnh phổi cắt lát nhằm tìm ra các vấn đề, chẳng hạn như cục máu đông. Thuốc nhuộm có thể được sử dụng trước khi thực hiện thử nghiệm này để cho hình ảnh rõ hơn. Nếu bệnh nhân có phản ứng dị ứng với thuốc cản quang thì nên thông báo cho bác sĩ về điều này.
- Các xét nghiệm như đo chức năng thông khí phổi giúp đánh giá chức năng của phổi. Chúng cũng giúp đo sức mạnh của hơi thở khi thở ra.
Phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt
Một số phương pháp phòng ngừa viêm co thắt phế quản như:
- Tránh các tác nhân gây ra co thắt phế quản. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định các yếu tố kích hoạt của bạn. Bạn có thể cần phải ghi nhật ký về các triệu chứng của mình. Bao gồm bạn đã ở đâu và bạn đang làm gì khi các triệu chứng bắt đầu. Cũng bao gồm thời gian các triệu chứng kéo dài. Ghi lại bất cứ điều gì đã giúp hoặc làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Mang theo nhật ký của bạn khi thăm khám với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn
- Khởi động trước khi tập thể dục. Luyện tập thể thao, tăng cường sức khỏe.
- Giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Cố gắng tránh những người bị bệnh. Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá.
- Vắc xin giúp ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Tiêm vắc-xin cúm sớm theo khuyến cáo mỗi năm, thường là vào tháng Chín hoặc tháng Mười. Thuốc chủng ngừa cũng có sẵn để ngăn ngừa COVID-19 và viêm phổi. Nhà cung cấp của bạn có thể cho bạn biết nếu bạn cũng cần các loại vắc xin khác và khi nào thì tiêm.
- Hít thở bằng mũi khi bạn ở trong không khí lạnh, khô hoặc thời tiết. Điều này có thể giúp giảm kích ứng phổi bằng cách làm ấm không khí trước khi nó đến phổi của bạn.
Điều trị viêm phế quản co thắt như thế nào?
Tùy theo mức độ của bệnh chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Đa số bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để điều trị.
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm phế quản co thắt gây ra bởi virus, bác sĩ sẽ chữa trị các triệu chứng đi kèm. Với nguyên nhân gây bệnh bởi vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc các loại kháng sinh như nhóm beta lactam, macrolid, cephalosporin,…
- Điều trị triệu chứng gây bệnh
- Sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt nếu có triệu chứng sốt trên 38.5 độ C.
- Dùng thuốc long đờm (thường là N – acetylcystein) cho những trường hợp ho có đờm, ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.
- Sử dụng phương pháp điện giải oresol để bù nước nếu cơ thể bị mất nước.
- Khi người bệnh có dấu hiệu khó thở, theophylin và salbutamol là những loại thường được sử dụng để giãn phế quản.
Lưu ý rằng, các thuốc trên chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự kê đơn, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể kết hợp thực hiện một số phương pháp sau để bệnh mau khỏi:
- Uống nhiều nước ấm.
- Nếu bị sốt dưới 38,5 độ C, bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh để hạ sốt.
- Vệ sinh mũi và họng thường xuyên.
- Xông hơi ẩm.
Bài viết trên đã cung cấp một số các thông tin về căn bệnh viêm phế quản co thắt. Đừng làm lơ những dấu hiệu đáng chú ý mà nên đến thăm khám với bác sĩ để kiểm tra và được chẩn đoán cụ thể. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.