Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm khớp khuỷu tay là gì? Những điều cần biết về viêm khớp khuỷu tay
Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý thường gặp, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Vậy triệu chứng, nguyên nhân là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Khớp khuỷu tay là bộ khá phức tạp của cơ thể. Khớp khủy tay nằm ở giữa hai cấu trúc lớn là phần xương cánh tay và xương cẳng tay. Khớp khuỷu có cấu trúc khá đặc biệt do có sự tham gia của ba xương khi cử động, bao gồm xương cánh tay, xương trụ và xương quay.
Phần xương lồi ra của khuỷu tay là phần đầu tròn của xương cánh tay, nối giữa cơ, gân với xương cánh tay. Cấu trúc này sẽ giúp cho hoạt động gập và duỗi của cánh tay dễ dàng hơn.
Viêm khớp khuỷu tay là một dạng viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây tình trạng sưng viêm hoặc giãn, rách, đứt nhóm gân cơ ở khớp khuỷu tay. Bệnh viêm thường gặp những người vận động khớp tay nhiều hoặc xảy ra do chấn thương khác.
Triệu chứng
Triệu chứng của viêm khớp khuỷu tay bao gồm:
- Biểu hiện sưng đỏ tại khớp khuỷu.
- Nhấn lõm tại ổ khớp khuỷu kèm theo biểu hiện đau.
- Hạn chế vận động hoặc bất động tại khớp khuỷu.
- Có thể kèm theo nóng sốt tại chỗ hoặc toàn thân.
- Xuất hiện thêm các hạch tại cổ hoặc nách.
- Các biểu hiện khác có thể là đau nhức các vùng xương và mô mềm lân cận, mệt mỏi, nặng một bên tay,…
Nguyên nhân
Các nguyên nhân điển hình gây viêm khớp khuỷu tay bao gồm:
Tuổi tác và giới tính
- Nghiên cứu cho thấy, khi độ tuổi càng cao thì hệ xương khớp càng kém phát triển. Đồng thời có xu hướng lão hóa và thay đổi cấu trúc, do vậy nguy cơ mắc bệnh cũng nhiều hơn.
- Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc viêm khớp khuỷu tay ở nam thường cao hơn nữ và có liên quan đến hormon steroid trong cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh viêm khớp dạng thấp như đã biết là một căn bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể. Bệnh lý này có quá trình điều trị khá phức tạp và không có khả năng điều trị 100%, tuy nhiên khi kiên trì thì tình trạng sẽ ổn định lâu dài và không bị tái lại hoặc nặng thêm.
- Khi điều trị viêm khớp khuỷu tay do nguyên nhân này, bệnh nhân cần sử dụng trong thời gian ngắn nhất và liều lượng ít nhất các thuốc được chỉ định. Bên cạnh đó phải hỗ trợ tăng sức đề kháng để tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
Ăn uống thiếu chất
- Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân trực tiếp gây viêm khớp khuỷu tay và thường gặp ở đối tượng thiếu niên và người già. Nguồn thức ăn không những giúp hệ xương phát triển mà còn hỗ trợ tăng miễn dịch, nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều bệnh lý.
Thoái hóa khớp khuỷu
- Thoái hóa là nguyên nhân xuất hiện hầu hết ở các thể trạng bệnh xương khớp. Khi khớp khuỷu bị thoái hóa, các lớp hoạt dịch và độ linh động ổ khớp bị ảnh hưởng, dẫn tới khó khăn khi di chuyển. Các khớp sẽ tăng ma sát và mức độ tổn thương tại chỗ sẽ tăng dần theo thời gian nếu lượng dịch ổ khớp không được sản sinh thêm.
Thay đổi thời tiết
- Thay đổi thời tiết là nguyên nhân tác động từ bên ngoài lên hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh của cơ thể. Thường gặp ở đối tượng người cao tuổi và người có sức khỏe kém từ trước.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu liên quan đến sức đề kháng của cơ thể. Thường xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ hoặc người già. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, nên tăng cường hệ thống miễn dịch và tránh tiếp xúc ở những môi trường độc hại khi không cần thiết.
Viêm do chấn thương tại chỗ và vận động mạnh
- Viêm khớp khuỷu tay do chấn thương tại chỗ là nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý. Trường hợp này xảy ra liên quan đến các va chạm khi hoạt động thể lực, ngã hoặc tai nạn. Đối tượng bị chấn thương hầu hết sẽ phải có can thiệp ngoại khoa và các biện pháp vật lý trị liệu sau quá trình điều trị cấp tính.
Đối tượng nguy cơ
Đối tượng dễ bị viêm khớp khuỷu tay nhất là những vận động viên thể thao. Điển hình như:
- Võ sĩ điền anh.
- Người tập tạ.
- Người chơi tennis, golf, bóng chày…
- Các vận động viên này thường phải sử dụng cánh tay quá mức, nên nguy cơ viêm khớp rất dễ xảy ra. Mặt khác, đối với bộ môn ném bóng, golf, tennis, nếu thực hiện sai kỹ thuật khi chơi cũng sẽ có nguy cơ gây viêm. Đặc biệt, những chấn thương trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao rất dễ dẫn tới viêm đau khớp khuỷu.
Không chỉ các vận động viên thể thao, những đối tượng này cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng đau khớp khuỷu tay:
- Người làm nghề thợ mộc.
- Công nhân xí nghiệp.
- Thợ sửa ống nước.
- Nhân viên văn phòng.
- Đầu bếp.
Họa sĩ. - Công nhân xây dựng.
Do đặc thù nghề nghiệp cần sử dụng khớp khuỷu tay nhiều và lặp đi lặp lại một động tác làm khớp bị đau, sưng. Hoạt động quá mức ở khớp lâu dần dễ gây ra viêm và đau nhức dữ dội hơn.
Chẩn đoán
Để xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm ở khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một số kỹ thuật chẩn đoán như sau:
- Chụp X-quang: Bác sĩ có thể xác định vị trí viêm khớp và mức độ tổn thương thông qua hình ảnh chụp xương khuỷu tay bằng X-quang.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh thu được từ phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết mức độ tổn thương của một cách chi tiết nhất. Đồng thời có thể thấy các mô mềm xung quanh khớp khuỷu tay đang gặp vấn đề như dây thần kinh, dây chằng, sụn khớp và mao mạch.
- Điện cơ: Có tác dụng đo mức độ phản ứng của cơ tay khi có dòng điện kích thích vào. Từ đó đo được mức độ vận động của xương khớp và cơ tay của bệnh nhân.
Việc bệnh nhân được chẩn đoán sớm, xác định nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa viêm khớp khuỷu tay một cách hiệu quả, hãy tham khảo các biện pháp sau đây:
- Hạn chế các công việc hay hoạt động gây căng thẳng khớp khuỷu, tránh chấn thương khớp khuỷu.
- Nếu sử dụng khớp khuỷu thường xuyên, có thể tham khảo các dụng cụ hỗ trợ giảm căng thẳng cho khớp khuỷu.
- Tập các bài tập phù hợp ở mức độ vừa phải, thường xuyên.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các thực phẩm gây viêm, ngưng hút thuốc lá.
Điều trị như thế nào?
Điều trị viêm khớp khuỷu tay tại nhà
- Nghỉ ngơi: Nên để khớp khuỷu tay nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, giúp giảm đau, giảm sưng. Người bệnh cần dừng các hoạt động có thể gây đau trong 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn, tùy vào tình trạng tổn thương. Sau đó sẽ vận động trở lại bình thường.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm sưng, đau và ngăn tổn thương mô. Người bệnh nên sử dụng túi nước đá hoặc để đá trong chai nhựa và chườm lên khuỷu tay trong vòng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần.
Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay: Sử dụng băng đàn hồi để quấn quanh khuỷu tay giúp giữ ấm và chuyển động khớp không vượt quá giới hạn. Sử dụng nẹp làm giảm áp lực lên cánh tay trong khi thực hiện một số hoạt động nhất định. - Kê cao khuỷu tay: Việc nâng khuỷu tay sẽ giúp giảm sưng và đau. Có thể chống khuỷu tay lên trên gối hoặc chân để khủy tay thoải mái hơn.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc giúp giảm đau và kiểm soát các triệu chứng viêm. Việc lựa chọn thuốc tùy vào mức độ bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ điều trị bệnh như:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc chống viêm không có steroid.
- Thuốc giãn cơ.
- Corticosteroid.
- Người bệnh cần tuân thủ liệu trình dùng thuốc của bác sĩ để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Vật lý trị liệu viêm khớp khuỷu tay
- Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau do viêm khớp khuỷu tay. Phương pháp này tốn nhiều thời gian để có hiệu quả nhưng tác dụng sẽ kéo dài và ít rủi ro hơn so với sử dụng thuốc tây. Các phương pháp vật lý trị liệu mà người bệnh có thể áp dụng là:
- Kích thích dòng điện qua da.
- Siêu âm trị liệu.
- Nhiệt trị liệu.
- Massage giảm đau.
Phẫu thuật viêm khớp khuỷu tay
- Phẫu thuật được chỉ định khi các triệu chứng không cải thiện khi điều trị bằng các phương pháp trên. Có thể phẫu thuật nội soi hoặc thực hiện phẫu thuật mở để loại bỏ mô chết gây áp lực lên khuỷu tay.
- Viêm khớp khuỷu tay khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của. Do đó, cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân qua kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nhé.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về viêm khớp khuỷu tay.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.