Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm khớp háng ở trẻ em là gì? Những điều cần biết về viêm khớp háng ở trẻ em
Viêm khớp háng thuộc nhóm bệnh xương khớp phổ biến. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức, gây khó khăn trong việc vận động, đi lại. Tùy vào mức độ viêm của mỗi bệnh nhân mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về Viêm khớp háng qua bài viết này.
Tổng quan chung
Khớp háng là khớp dạng cầu nối giữa xương đùi và xương chậu, là khớp lớn nhất và chịu lực nặng nhất trong cơ thể. Khớp háng được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm: xương, sụn khớp, dây chằng, bao khớp và cơ bắp. Nhờ cấu trúc này, khớp háng giúp cơ thể thực hiện các động tác như đi bộ, chạy, nhảy, xoay người và gập duỗi chân.
Viêm khớp háng ở trẻ em là một tình trạng tổn thương phổ biến trong giai đoạn phát triển của trẻ do hư điểm cốt hóa. Nhiều phụ huynh thường nghĩ viêm khớp háng chỉ xuất hiện ở người lớn, tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể xảy ra ở trẻ em, nhất là trẻ trong độ tuổi 7 – 14.
Triệu chứng
Như đã đề cập, viêm khớp háng ở trẻ nhỏ thường khởi phát đột ngột, không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, phụ huynh nên lưu ý, quan sát các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của bé. Các dấu hiệu nhận biết sớm viêm khớp háng ở trẻ như:
- Bước đi của bé tập tễnh, gặp khó khăn khi xoay khớp háng và ngồi xổm.
- Bị đau khớp háng thường xuyên.
- Hạn chế tầm vận động khớp háng.
- Vùng khớp háng bị sưng và đau.
- Bị sốt hoặc viêm nhiễm tai mũi họng, tiêu hóa, sinh dục trước đó.
- Trẻ ngã gây chấn thương khớp háng mà không được điều trị đúng cách.
- Thừa cân, béo phì là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vùng khớp háng ở trẻ em.
Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh viêm khớp háng. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ được cho là nguyên nhân như va chạm, chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do virus,… Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thường khởi phát đột ngột và có thể do trẻ bị nhiễm trùng tai – mũi – họng hoặc đường tiêu hóa trước đó.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng trẻ dễ có nguy cơ viêm khớp háng là:
- Trẻ bị chấn thương ở vùng đầu gối nhiều lần hoặc chấn thương trong thời gian dài. Nếu không được điều trị dứt điểm hay điều trị sai cách, trẻ sẽ dẫn tới bị đau, sưng và mắc viêm khớp háng.
- Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu, nếu không được chăm sóc, bảo vệ tốt rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh nên viêm khớp háng.
- Viêm khớp háng là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp. Đây là bệnh di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa hóa khớp háng, viêm khớp háng… thì nguy cơ bé nhà bạn mắc viêm khớp háng hoàn toàn có thể xảy ra.
- Những trẻ quá béo, cân nặng tăng nhanh và vượt mức cho phép dễ làm tăng tổn thương lên khớp háng. Nguy cơ bé mắc viêm khớp háng cũng cao hơn các trẻ ở mức cân nặng bình thường khác.
Chẩn đoán
Khi phụ huynh nhận thấy các triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ, tốt nhất nên đưa bé đi khám tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để kết quả điều trị có hiệu quả, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các phương pháp như:
- Thăm khám lâm sàng tại vùng háng và xương chậu.
- Thực hiện một số bài kiểm tra vận động, chịu lực của khớp háng.
- Xét nghiệm máu.
- Chụp X-quang khớp háng.
- Xét nghiệm dịch khớp.
- Siêu âm khớp háng.
- Chụp CT hoặc chụp MRI.
Phòng ngừa bệnh
Có nhiều bệnh pháp có thể giúp phòng ngừa tình trạng viêm khớp háng. một số biện pháp dưới đây có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, cụ thể:
- Trẻ cần duy trì cân nặng phù hợp thông qua chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý. Vì tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng áp lực lên khớp háng.
- Tránh để trẻ vận động mạnh hay thường xuyên thực hiện những động tác không phù hợp làm tổn thương phần khớp háng.
- Thận trọng khi trẻ chơi thể thao và trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Tránh các nguy cơ té ngã dẫn tới chấn thương khớp háng ở trẻ. Hướng dẫn bé chơi những môn thể thao với cường độ phù hợp như bơi, đá bóng… Trẻ cần duy trì thói quen vận động mỗi ngày nhằm gia tăng sự dẻo dai và độ bền cho khớp háng.
- Hướng dẫn trẻ cách kiểm soát căng thẳng, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Cha mẹ nên thường xuyên xoa bóp và tắm cho trẻ dưới nước ấm, giúp thư giãn xương khớp.
- Bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất trong mỗi bữa ăn thông qua các nhóm thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là những thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào.
- Điều trị tính cực những bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và bệnh liên quan đến xương khớp, nhất là ở khớp háng.
- Nếu trẻ nằm trong nhóm đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp háng, phụ huynh cần theo dõi kỹ những dấu hiệu bất thường của bé, thường xuyên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Điều trị như thế nào?
Những phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như:
- Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc kháng sinh để giúp trẻ giảm đau và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể xảy ra tác dụng phụ do dùng thuốc kháng sinh.
- Vật lý trị liệu: thường được kết hợp với điều trị nội khoa nhằm tránh tình trạng viêm của trẻ chuyển biến xấu hơn, cải thiện bệnh lý theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cha mẹ cần giúp trẻ tuân thủ lịch tập luyện và hỗ trợ trẻ tập đúng cách theo hướng dẫn của những bác sĩ.
- Chỉnh hình khớp: được áp dụng cho những trường hợp trẻ bị viêm khớp háng nặng để phòng ngừa tới khả năng đi lại của trẻ sau này. Với điều trị chỉnh hình khớp, trẻ cần hạn chế đi lại, vận động.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng được sử dụng trong điều trị viêm khớp háng ở trẻ em khi 3 phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này có thể xảy ra những rủi ro. Một số trường hợp trẻ cũng có thể được chỉ định thay khớp háng nhân tạo.
Viêm khớp háng ở trẻ em là một bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và vận động của trẻ. Cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bằng cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách, bạn có thể giúp con mình vượt qua bệnh tật và phát triển khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn và hỗ trợ.