Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Thiếu máu cục bộ đường mật là gì? Những điều cần biết về thiếu máu cục bộ đường mật
Thiếu máu cục bộ đường mật nếu không có biện pháp can thiệp sớm có thể gây nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe của người bệnh. Vì thế, trang bị kiến thức về bệnh sẽ giúp phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về bệnh thiếu máu cục bộ đường mật qua bài viết này nhé.
Tổng quan chung
Đường mật là hệ thống đường ống có chức năng dẫn dịch mật được sản xuất tại gan xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn và hấp thu mỡ ở ruột non. Khi chưa có hoạt động tiêu hóa, dịch mật được lưu trữ tại túi mật, chỉ khi nào cần tiêu hóa thức ăn thì mật mới từ túi mật đi qua đường mật để xuống ruột non.
Bệnh thiếu máu cục bộ đường mật là tình trạng đường mật bị tổn thương cục bộ do dòng chảy lưu thông của máu bị gián đoạn từ động mạch gan qua mạng lưới động mạch nằm cạnh đường mật.
Triệu chứng
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc thiếu máu đường mật là:
- Ngứa da
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân nhạt màu.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu đường mật gồm:
- Tổn thương mạch máu do phẫu thuật nội soi cắt túi mật hoặc trong quá trình cấy ghép gan tại chỗ
- Ảnh hưởng của liệu pháp bức xạ
- Tổn thương do thải ghép gan
- Ảnh hưởng từ phương pháp nút mạch hóa chất
- Huyết khối – hậu quả của rối loạn tăng đông máu.
Đối tượng nguy cơ
Thiếu máu cục bộ đường mật là một bệnh hiếm gặp và có thể bị ở bất kỳ ai. Đặc biệt người đã từng ghép gan, phẫu thuật cắt túi mật, rối loạn đông máu, tuổi cao… có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
Chẩn đoán
Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ viêm nhiễm bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm như:
- Chụp cộng hưởng từ đường mật (MRCP): Có thể được thực hiện giúp thu thập thông tin sơ bộ nhằm xác định mức độ cần thiết để thực hiện ERCP. MRCP là một loại xét nghiệm hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) đặc biệt nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết của hệ thống gan và tụy, bao gồm gan, túi mật, ống mật, tuyến tụy và ống tụy. Kỹ thuật sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để đánh giá chức năng các bộ phận trên.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Là một kỹ thuật nội soi dùng để khảo sát và điều trị các vấn đề về ống mật, ống tụy, và túi mật.
- Và một số xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng mật.
Phòng ngừa bệnh
Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ cao nhưng đã kể trên khi có dấu hiệu bất thường như ngứa da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Điều trị như thế nào?
Việc điều trị thiếu máu đường mật phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Sử dụng liệu pháp chống thải ghép và có thể thực hiện lại ghép gan nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng từ quá trình thải ghép gan.
- Đối với nguyên nhân là hẹp đường mật, bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp nong đường mật như nong bóng nội soi, kết hợp với đặt stent. Bác sĩ có thể đưa vào một ống kim loại hoặc nhựa (stent) vào bên trong ống mật để mở rộng ống mật bị hẹp.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về thiếu máu cục bộ đường mật. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.