Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Thận nhiễm mỡ là gì? Những điều cần biết về thận nhiễm mỡ
Thận nhiễm mỡ, hay còn gọi là bệnh thận nhiễm mỡ (Fatty Kidney Disease), là tình trạng mà các tế bào mỡ tích tụ trong thận, làm suy giảm chức năng của cơ quan này. Bệnh thường gặp ở những người mắc bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa, và tiểu đường loại 2. Dù ít được biết đến so với các bệnh lý thận khác, thận nhiễm mỡ đang dần trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh.
Tổng quan chung
Thận nhiễm mỡ hay còn gọi là thận hư nhiễm mỡ là sự tích tụ của các tế bào mỡ trong ống thận. Bên cạnh đó, nước tiểu có nồng độ đạm cao, phù nề cũng là những biểu hiện điển hình của bệnh lý này.
Thận nhiễm mỡ là sự tích tụ các tế bào mỡ trong ống thận. Đây là bệnh tự miễn xuất phát do hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Khác với những người khoẻ mạnh, chức năng hoạt động của thận ở những người mắc hội chứng này sẽ suy giảm, dẫn đến chất đạm (protein) thoát ra ngoài qua đường tiểu. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: giảm protein, tăng lipid máu, cơ thể bị phù kèm theo tình trạng tiểu ít, kén ăn và sụt cân.
Thông thường, màng đáy lọc cầu thận có tác dụng ngăn ngừa đạm đi vào nước tiểu. Tuy nhiên, đối với những người bị hội chứng thận hư, màng đáy lọc cầu thận này sẽ bị tổn thương, kích thước lỗ lọc tăng lên khiến đạm dễ dàng đi qua vào nước tiểu gây ra tình trạng tiểu đạm.
Lúc này, protein niệu tăng lên, protein trong máu và albumin máu giảm, nồng độ lipid trong máu tăng và người bệnh xuất hiện tình trạng phù, máu nhiễm mỡ.
Triệu chứng
Đối với các vấn đề về thận, đặc biệt là thận nhiễm mỡ, cách chẩn đoán chính xác nhất là xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể “nhận diện” căn bệnh qua một số dấu hiệu đặc trưng sau:
Phù chân tay, phù mặt
- Khi mắc hội chứng thận hư, thận suy, màng lọc cầu thận bị tổn thương dẫn đến sự gia tăng kích thước các lỗ lọc. Bên cạnh đó, các điện tích âm giảm thấp khiến các albumin trong máu dễ dàng thoát ra ngoài.
- Albumin trong máu thất thoát dẫn đến lượng đạm trong máu giảm nhanh, cơ thể không kịp tổng hợp để bù đắp lượng thiếu hụt. Chức năng của đạm là tạo ra và duy trì áp lực keo, giúp giữ nước trong các lòng mạch. Đạm giảm làm áp lực keo yếu dần, nước trong lòng mạch thoát ra ngoài khiến người bệnh phù toàn thân, thường biểu hiện trước tiên ở chân tay và mặt.
- Nếu không điều trị kịp thời, dịch có thể tràn ra nhiều hơn ảnh hưởng đến màng tim, màng phổi hoặc gây phù não. Một số trường hợp thận nhiễm mỡ còn gây biến chứng như tăng Cholesterol, tăng Triglycerid dẫn đến mỡ máu cao, thành mạch xuất hiện cục máu đông dẫn đến nguy cơ tắc mạch, đột quỵ.
Chán ăn, người xanh xao
Chức năng thận suy giảm khiến quá trình bài tiết, đào thải các chất độc hại trong máu bị ảnh hưởng. Người bệnh có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi. Lâu ngày dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy kiệt thể chất, da xanh xao, người gầy yếu…
Tiểu ít, nước tiểu đặc
Thận nhiễm mỡ khiến quá trình đào thải chất lỏng ra khỏi cơ thể gặp khó khăn. Một số trường hợp còn đi kèm với chứng thận ứ nước. Lượng nước tiểu đào thải ra ngoài rất ít. Nước tiểu có màu vàng sậm và cô đặc.
Nguyên nhân
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận này, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân do bệnh lý.
Hội chứng thận hư nguyên phát
Đây là hội chứng được chẩn đoán khi nguyên nhân gây ra thận nhiễm mỡ xuất phát từ chính cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả thận. Khi đó, chức năng hoạt động của thận bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng thường gặp là viêm phù toàn thân, tiểu ra đạm, đạm trong máu giảm nhưng mỡ lại tăng.
Hội chứng thận hư thứ phát
- Khi nguyên nhân gây bệnh không phải do chính thận gây ra, nhưng có liên quan đến thận và gây tác động xấu cho toàn thân gọi là “hội chứng thận hư thứ phát”. Đây là trường hợp ống cầu thận có dấu hiệu nhiễm mỡ nhưng cầu thận hoàn toàn bình thường. Đến lúc xét nghiệm thì nồng độ protein (chất đạm) trong máu và niệu lại tăng cao.
- Đối với bệnh nhân thận hư thứ phát, hệ thống miễn dịch suy giảm khiến chất đạm thoát ra bằng đường tiểu, dẫn đến phù nề.
Dư thừa protein trong nước tiểu
- Ở người bình thường, protein sẽ được thận tái hấp thụ nên có rất ít hoặc gần như không có sự xuất hiện của protein trong nước tiểu. Khi bị mắc bệnh lý này, chỉ số protein niệu cao hơn 3,5g/ 24 giờ.
- Nếu protein bị dư thừa trong nước tiểu sẽ khiến sức đề kháng bị suy giảm, dễ bị nhiễm trùng do protein trong máu bị giảm. Ngoài ra, nồng độ protein niệu cao hơn mức bình thường sẽ gián tiếp khiến bệnh nhân đi tiểu ít hơn. Từ đó, cơ thể bị ứ nước và gây hiện tượng phù.
Sinh hoạt kém khoa học
- Việc có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận nhiễm mỡ. Đặc biệt, với những ai thích đồ ăn mặn, đồ ăn dầu mỡ thì sẽ làm gia tăng áp lực làm việc cho thận.
- Bên cạnh đó, nếu thường xuyên thức khuya, sử dụng rượu bia, chất kích thích và có chế độ nghỉ ngơi không điều độ sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn. Để tình trạng trên tiếp diễn thường xuyên, chức năng hoạt động của thận sẽ bị suy giảm và dẫn đến những bệnh lý liên quan đến thận.
Mỡ máu tăng
Chỉ số mỡ trong máu tăng làm giảm áp lực keo máu gây tình trạng rối loạn điều chỉnh tổng hợp protein, từ đó lipid máu tăng và xuất hiện các thể mỡ trong nước tiểu.
Albumin máu giảm
- Albumin là 1 loại protein quan trọng trong cơ thể, chỉ số này trong máu luôn được duy trì ổn định và biến động trong giới hạn cho phép. Ở trẻ sơ sinh hàm lượng albumin là 20-45g/L, ở trẻ nhỏ là 40-59g/L, ở người bình thường là 35-50g/L.
- Nếu hàm lượng albumin trong cơ thể giảm so với tiêu chuẩn thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lý thận nhiễm mỡ. Trong nhiều trường hợp, di chứng của các bệnh khác như viêm thận, viêm cầu thận, xơ cầu thận,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận nhiễm mỡ.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ bị thận nhiễm mỡ như:
- Những người thường xuyên sử dụng nhiều muối, dầu mỡ trong bữa ăn.
- Người có thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên làm việc căng thẳng, ngủ nghỉ không điều độ… cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Lâu ngày gây suy giảm chức năng và phát sinh các bệnh về thận.
Chẩn đoán
Chẩn đoán thận nhiễm mỡ có dựa theo một số triệu chứng trên nên nếu các bạn gặp các triệu chứng trên thì nên tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chẩn đoán cụ thể.
Phòng ngừa bệnh
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống trong cơ thể con người. Thận hư, thận yếu dẫn đến hàng loạt hệ lụy, khiến sức khỏe suy sụp nhanh chóng. Vì thế, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe thận, phòng tránh những bệnh lý có liên quan, trong đó có thận nhiễm mỡ. Cần lưu ý những vấn đề sau để duy trì chức năng thận:
- Kiểm soát cân nặng: Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau củ, trái cây, và hạn chế đồ ăn nhiều chất béo và đường.Hạn chế ăn mặn và sử dụng đồ hộp, đồ ăn nhanh.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Ngủ đủ giấc, không ngủ quá khuya để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
- Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá vì chúng rất có hại cho gan thận.
Điều trị thận nhiễm mỡ
Điều trị thận nhiễm mỡ tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chức năng thận. Các biện pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc: Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp, đường huyết, và cholesterol.
- Chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống để giảm mỡ và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
- Tập thể dục: Tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra chức năng thận định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nếu chỉ sử dụng thuốc được kê đơn mà không có thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ khiến việc điều trị thận hư nhiễm mỡ càng kéo dài. Vì vậy, sau đây là những thực phẩm cần được bổ sung hỗ trợ cải thiện chức năng của thận:
Thực phẩm chứa nhiều chất đạm, trừ các loại thịt đỏ
- Việc bổ sung chất đạm là điều cực kỳ quan trọng để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Protein trong thịt đỏ sẽ làm tăng ure trong máu gây bất lợi cho thận. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng thịt nạc có màu nhạt như: thịt gà, thịt vịt, tôm, cua, cá, trứng,… trong mỗi bữa ăn để bù đắp lượng đạm bị thất thoát.
- Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh ăn quá nhiều vì thừa đạm sẽ khiến thận hoạt động nhiều hơn.
Thực phẩm chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất
- Những ai mắc bệnh nên bổ sung những rau xanh, hoa quả giàu chất khoáng, đặc biệt là vitamin D và sắt để thúc đẩy quá trình đào thải độc tố của thận. Những loại thực phẩm khuyên dùng là măng tây, rau chân vịt, rau cải xoăn, cam, xoài, đu đủ,…
- Chất béo không bão hoà tốt cho thận
- Bệnh nhân cần bổ sung chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là thận để tăng khả năng hoạt động của thận. Bên cạnh đó, chất béo này rất cần thiết cho sức khỏe hệ tim mạch.
- Những thực phẩm giàu chất béo không bão hoà này bao gồm:
- Trái cây: quả bơ
- Các loại cá: cá trích, cá mòi, cá hồi,…
- Dầu thực vật: dầu lạc, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành
- Các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, lạc, hồ đào,…
Ngoài chú ý chế độ ăn, người mắc bệnh thận nhiễm mỡ cần uống các loại sữa chứa thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như sữa tươi, sữa chua để cải thiện chức năng bài tiết.
Kết luận
Thận nhiễm mỡ là một bệnh lý thận nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt. Để bảo vệ sức khỏe thận, hãy duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và chăm sóc đúng mức sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.