Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Tăng áp tĩnh mạch cửa là gì? Những điều cần biết về tăng áp tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửa là một vấn đề y tế nghiêm trọng liên quan đến hệ thống mạch máu trong gan. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm tăng áp tĩnh mạch cửa, các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và những yếu tố rủi ro liên quan.
Tổng quan chung
Tĩnh mạch cửa được cấu tạo bởi 3 tĩnh mạch chính là tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan như lách, tụy, dạ dày, ruột, đại tràng đến gan.
Tăng áp tĩnh mạch cửa là là tình trạng áp lực trong lòng tĩnh mạch cửa tăng lên so với gan, khi áp lực tĩnh mạch gan > 5mmHg. Khi lưu thông máu bị cản trở, áp lực trong tĩnh mạch này tăng lên, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tăng áp tĩnh mạch cửa biểu hiện bằng tình trạng lách to, báng bụng, xuất huyết tiêu hóa… Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau và thường khó phát hiện cho đến khi bệnh gây biến chứng. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh
Triệu chứng của tăng áp tĩnh mạch cửa
Phần lớn bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi gây ra các biến chứng nêu trên. Khi đó, bệnh nhân được nhập viện với những triệu chứng như:
- Lách to: Là triệu chứng phổ biến, kích thước của lách có thể tăng lên mức độ 4 – 5.
- Giãn tĩnh mạch thành bụng: Các tĩnh mạch thành bụng từ rốn đến ngực xuống bẹn bị giãn, nổi rõ lên bề mặt dưới da, đặc biệt khi ngồi.
- Cổ trướng: Là triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa giai đoạn nặng.
- Chảy máu tiêu hoá: Các tĩnh mạch thực quản dạ dày bị giãn căng và vỡ, gây chảy máu tiêu hóa, có thể tái phát nhiều lần.
- Các biểu hiện khác: vàng da, phù chân, thiếu máu, đỏ lòng bàn tay
Đối tượng nguy cơ mắc tăng áp tĩnh mạch cửa
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan và xơ gan cũng có nguy cơ tăng áp tĩnh mạch cửa. Theo Viện Tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ, những người trên 50 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh xơ gan và thường phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan của một người bao gồm:
- Tiền sử lạm dụng rượu hoặc đồ uống có cồn
- Tiểu đường tuýp 2
- Thừa cân hoặc béo phì.
Chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa
Hầu hết bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa được phát hiện khi nhập viện với các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, đau bụng cấp, tiểu ít, giảm sút tri giác.
Để chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gồm có các kỹ thuật sau:
- Xét nghiệm máu: nồng độ albumin trong máu giảm, nồng độ globulin tăng, AST, ALT tăng nhẹ, nồng độ bilirubin, phosphatase kiềm bình thường hoặc tăng, thiếu máu, bạch cầu và tiểu cầu giảm.
- Siêu âm: Siêu âm để tầm soát xơ gan và siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa với hình ảnh sóng dòng chảy dẹp.
- Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này được chỉ định khi siêu âm không cho kết quả rõ ràng.
- Nội soi thực quản – dạ dày: Phương pháp này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa với hình ảnh giãn tĩnh mạch thực quản.
- Chụp X-quang động mạch thân tạng: Phương pháp này được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật tạo shunt tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch chủ vì cho pháp đánh giá được cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch cửa.
Phòng ngừa tăng áp tĩnh mạch cửa
Các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa tăng áp tĩnh mạch cửa:
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
- Bỏ hút thuốc & tránh việc hút thuốc lá thụ động
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải
- Tránh lạm dụng một số loại thuốc có thể gây hại cho gan
- Kiểm tra sàng lọc bệnh gan
- Tiêm vắc xin để phòng ngừa viêm gan
Điều trị như thế nào?
- Liệu pháp nội soi và theo dõi
- Thuốc chẹn beta không chọn lọc có hoặc không có isosorbide mononitrate
- Đôi khi shunt tĩnh mạch cửa
Ở những bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thực quản đã chảy máu, kết hợp điều trị bằng nội soi và thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm nguy cơ tái phát tốt hơn so với điều trị đơn độc. Một loạt các vòng thắt nội soi được thực hiện để xóa bỏ giãn tĩnh mạch còn sót lại, sau đó giám sát nội soi định kỳ được thực hiện để xác định và điều trị giãn tĩnh mạch tái phát.
Liệu pháp điều trị thuốc dài hạn thường bao gồm các thuốc chẹn beta không chọn lọc; những thuốc này làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa chủ yếu bằng cách làm giảm lưu lượng qua tĩnh mạch cửa, mặc dù hiệu quả của mỗi thuốc là khác nhau.
Với bệnh nhân xơ gan mất bù (đã có biến chứng như bụng to, chảy máu tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản) nên được nội soi tại thời điểm phát hiện và lặp lại mỗi năm.
Nếu bệnh nhân xơ gan đã chảy máu do vỡ dãn tĩnh mạch, kết hợp chẹn beta không chọn lọc với cột thắt tĩnh mạch qua nội soi là lựa chọn tốt nhất để phòng ngừa thứ phát xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản dạ dày.
Trường hợp chảy máu tiêu hóa tái phát nhiều lần dù đã phối hợp nội soi cột thắt búi tĩnh mạch và điều trị bằng thuốc chẹn bêta, phương pháp can thiệp mạch máu như TIPS hoặc BRTO sẽ là lựa chọn ở bệnh nhân xơ gan child A và child B.
Bài viết trên đã cung cấp một số các thông tin về hội chứng tăng tĩnh mạch cửa. Hy vọng bài viết mang lại các kiến thức hữu ích để bạn đọc có thể kịp thời phát hiện và ngăn ngừa tình trạng diễn biến nặng hơn.
Kết luận
Tăng áp tĩnh mạch cửa là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng để có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chúng ta cần duy trì một lối sống lành mạnh, tiêm phòng đầy đủ và hạn chế các yếu tố rủi ro để bảo vệ sức khỏe gan và ngăn ngừa tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa.