Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Run rẩy là gì? Những điều cần biết về run rẩy
Chứng run rẩy là một dạng rối loạn vận động khá thường gặp, người bệnh không thể kiểm soát được hành động của mình và hạn chế các cử động của bản thân. Việc phân loại chứng run theo từng nhóm là việc cần thiết để lựa chọn cách điều trị thích hợp cho người bệnh.
Chứng run rẩy là một dạng rối loạn vận động khá thường gặp
Tổng quan chung
Chứng run rẩy là tình trạng của các cơn co thắt cơ bắp liên tục, có tần số và ngoài khả năng kiểm soát. Trình trạng này có thể xảy ra đơn độc trên một số vị trí của cơ thể như tay, chân, mắt, hàm hay diện rộng như một bên thân mình.
Chứng run rẩy là một trong các rối loạn vận động khá phổ biến, nhất ở người trung niên và người cao tuổi, mặc dù vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính là như nhau. Hơn nữa, mặc dù thường xảy ra riêng lẻ, không kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác, không gây nguy hiểm nhưng chứng run lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm hạn chế khả năng hòa nhập của người bệnh trong đời sống cộng đồng.
Chính vì vậy, việc điều trị chứng run một cách triệt để có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân có thể biểu hiện bởi run. Do đó, phân loại bệnh run một cách rõ ràng sẽ định hướng điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Triệu chứng
- Run ở tay hoặc bàn tay khi đang cố gắng thực hiện một động tác gì đó. Ví dụ như viết lách, cầm nắm hoặc buộc dây giày.
- Run có ở đầu và cổ khiến cho đầu bạn luôn lắc lư bên này sang bên kia hoặc chuyển động lên xuống.
- Những bộ phận khác của khuôn mặt cũng có thể bị giật chẳng hạn như giật mí mắt.
- Run có thể ảnh hưởng đến lưỡi hoặc thanh âm khiến cho việc phát âm trở nên khó khăn. Ví dụ khi nói chuyện, giọng của cảm cảm giác bị run
- Run ở thân mình, chân hoặc bàn chân khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Điều này có thể dẫn đến dáng đi của bạn bị bất thường.
Nguyên nhân
Run sinh lý
Run sinh lý xảy ra ở những người khỏe mạnh. Đây là tình trạng run động trạng hoặc run tư thế đối xứng trên cả hai tay; biên độ thường mềm mại. Nó thường chỉ trở nên đáng kể khi có mặt các yếu tố gây stress. Các stress này bao gồm
- Lo lắng
- Mệt mỏi
- Tập thể dục
- Thiếu ngủ
- Cai rượu hoặc một số loại thuốc ức chế thần kinh trung ương (benzodiazepine, opioid)
- Một số bệnh lý gây triệu chứng run (ví dụ, cường giáp)
- Sử dụng caffein hoặc các loại chất kích thích như cocaine, amphetamine, hoặc phencyclidine
- Sử dụng các loại thuốc nhất định, như theophylline, các chất chủ vận beta-adrenergic, corticosteroid, và valproate
Run bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là
- Run động và run tư thế: Run vô căn
- Đối với chấn động khi nghỉ ngơi: Bệnh Parkinson
- Run khi làm động tác có chủ đích: Rối loạn chức năng tiểu não (ví dụ, do đột quỵ, chấn thương, hoặc bệnh đa xơ cứng)
Các loại thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các loại run khác nhau. Thuốc an thần liều thấp (ví dụ như rượu) có thể làm ức chế một số loại run (ví dụ, run vô căn và run sinh lý); liều cao hơn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn run.
Đối tượng nguy cơ
Bất cứ ai cũng có thể bị run nhưng phổ biến nhất là ở người trung niên và người lớn tuổi. Đối với một số loại nhất định, tiền sử gia đình sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể sử dụng nhiều công cụ để chẩn đoán:
- Bệnh sử, bao gồm hỏi về các triệu chứng của bạn
- Khám sức khỏe, bao gồm kiểm tra
- Run rẩy xảy ra khi cơ ở trạng thái nghỉ hay khi hoạt động
- Vị trí xảy ra chấn động
- Tần suất bạn bị run và cường độ của nó như thế nào
- Khám thần kinh, bao gồm kiểm tra
- Thăng bằng
- Giọng nói
- Tăng độ cứng cơ
- Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để tìm nguyên nhân
- Xét nghiệm hình ảnh để giúp tìm hiểu xem nguyên nhân có phải là do tổn thương não hay không
- Các bài kiểm tra kiểm tra khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bạn như viết tay và cầm nĩa hoặc cốc
- Điện cơ đồ, một xét nghiệm đo hoạt động cơ bắp không tự nguyện và cách cơ bắp của bạn phản ứng với kích thích thần kinh
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích bia rượu, caffeine,…
- Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, cường độ phù hợp với sức khỏe.
- Gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng run rẩy để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh quá căng thẳng và stress.
Điều trị như thế nào?
Mặc dù không có cách chữa trị cho hầu hết các dạng run, các lựa chọn điều trị hiện tại vẫn có thể giúp kiểm soát triệu chứng cho người bệnh. Trong một số trường hợp, các triệu chứng nếu ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều thì không cần điều trị.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, cần phải xác định phương pháp điều trị thích hợp là phụ thuộc vào chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
- Với các chứng run do những bệnh lý tiềm ẩn, đôi khi người bệnh có thể được cải thiện hoặc loại bỏ hoàn toàn với điều trị bệnh nguyên, ví dụ run do cường giáp sẽ cải thiện hoặc thậm chí giải quyết hoàn toàn khi được điều trị với thuốc kháng giáp. Ngoài ra, nếu run là do thuốc, việc ngừng sử dụng thuốc gây run có thể làm giảm hoặc loại bỏ chứng run.
- Nếu không có nguyên nhân cơ bản gây run, các lựa chọn điều trị có sẵn cũng có thể hữu ích như dùng các loại thuốc chẹn beta, thuốc chống động kinh hay các thuốc an thần nhằm ức chế hoạt động thần kinh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là một số loại thuốc này cũng có thể gây run.
Ngoài ra, một số cách thức điều trị khác có thể cần xem xét nếu chứng run vẫn chưa kiểm soát được như tiêm độc tố Botulinum, thủ thuật kích thích não sâu hay phẫu thuật.
Tóm lại, chứng run rẩy không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, trong khi một số người chỉ bị run nhẹ thoáng qua, một số khác lại gặp hạn chế đáng kể trong các hoạt động bình thường hàng ngày. Việc tích cực điều trị nguyên nhân gây ra run sẽ giúp người bệnh có hy vọng cải thiện hơn chất lượng cuộc sống của mình.