Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn thần kinh thực vật là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể
Tổng quan chung
Hệ thần kinh thực vật là các cơ quan trong cơ thể chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh có tính chất tự động như hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hoạt động của các cơ quan hô hấp, hoạt động của tim…
Rối loạn hệ thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hai hệ thần kinh này có tác dụng điều khiển các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, không chịu chi phối của não bộ.
Bệnh tuy không gây tử vong nhưng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể, gây khó chịu cho người bệnh khiến tâm lý thay đổi.
Triệu chứng
Với việc tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, bệnh rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng rất đa dạng. Trong đó, một số triệu chứng hay gặp phải của bệnh lý này được nêu ra ngay dưới đây.
- Tim đập nhanh bất thường, luôn có cảm giác hồi hộp làm người bệnh cảm thấy hốt hoảng, sợ hãi.
- Chóng mặt, choáng váng khi đứng hoặc khi thay đổi tư thế, dễ ngất xỉu.
- Khó thở, cảm giác hụt hơi, có thể tăng lên khi ở những nơi tập trung đông đúc nhiều người.
- Ở vùng ngực xuất hiện những cơn đau thắt hoặc đau nhói một cách bất ngờ khiến tạo cảm giác nghẹt thở ở người bệnh.
- Tay chân run, ra nhiều mồ hôi.
- Giấc ngủ bị rối loạn như thường xuyên mất ngủ, ngủ không được ngon, ngủ không sâu giấc,…
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Không thể vận động mạnh.
- Tiểu khó, giảm cảm giác buồn tiểu, bí tiểu,…
- Tiêu hóa bị rối loạn như bị đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn,…
- Mắt gặp khó khăn khi không nhìn rõ trong đêm do phản xạ đồng tử giảm.
- Cảm giác mất tự tin, lo âu, trầm cảm hoặc tính tình thay đổi như trở nên hay cáu gắt.
Nguyên nhân
Thông thường, bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy đến do bệnh nhân gặp nhiều căng thẳng do cuộc sống, do biến chứng của bệnh lý hoặc từ tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
- Nguyên nhân di truyền: có thể do di truyền từ người trong gia đình.
- Nguyên nhân bệnh lý: các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm màng não, viêm não); bệnh mạn tính (loét dạ dày, tiểu đường, huyết áp); bệnh thoái hóa thần kinh (alzheimer, parkinson, teo não);…
- Yếu tố căng thẳng kéo dài: các vấn đề từ stress, trầm cảm, các rối loạn tâm thần,… đều gây mất cân bằng tại hệ thần kinh thực vật.
- Do tác dụng phụ của thuốc: bệnh nhân có thể mắc bệnh do sử dụng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, thần kinh, nội tiết, hay thuốc điều trị tâm thần,… và bị ảnh hưởng gây nên bệnh.
- Do tổn thương bên ngoài: từ chấn thương, tổn thương từ não, tủy sống,…
Đối tượng nguy cơ
- Rối loạn tâm lý
- Tổn thương cơ thể, tổn thương dây thần kinh
- Phản ứng phụ của thuốc
- Các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch
- Bệnh tiểu đường (là nguyên nhân phổ biến)
- Bệnh mạn tính như bệnh Parkinson
- Một số bệnh truyền nhiễm: do virus và vi khuẩn, như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu…
- Rối loạn di truyền
- Nghiện rượu, bệnh mãn tính tiến triển có thể dẫn đến tổn thương thần kinh
- Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan, ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ thống thần kinh
Chẩn đoán
Thông thường, để điều trị bệnh hiệu quả cần phải xác định chính xác nguyên nhân. Với rối loạn thần kinh thực vật, điều này trở nên khó khăn hơn vì hiện vẫn chưa có hình ảnh hay xét nghiệm nào có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật dựa theo dấu hiệu và triệu chứng tiêu biểu.
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm chức năng cũng được áp dụng để chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật là:
- Test mồ hôi điều nhiệt.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng.
- Test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính.
- Kiểm tra chức năng hệ thần kinh thực vật.
- Xét nghiệm kiểm tra bất thường hệ tiêu hóa.
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu và chức năng bàng quang.
Phòng ngừa bệnh
Rối loạn thần kinh thực vật cách điều trị cũng như đối phó phổ biến hiện nay với căn bệnh này vẫn là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
- Ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị như vitamin nhóm B, thuốc canxi, thuốc an thần, người bệnh có thể kết hợp cách chữa Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh.
- Uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng trong phác đồ điều trị.
- Về ăn uống, hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, không quá lo nghĩ, đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.
Điều trị như thế nào?
Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh.
Nếu những rối loạn thần kinh thực vật chưa tìm được nguyên nhân thì không có cách để chữa trị triệt để.
Hiện nay, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ, các loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi, điều chỉnh co thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện…
Vì tính chất của bệnh không quá nghiêm trọng nên người bệnh không nên quá lo lắng, thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng, khi phát hiện những triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật thì người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thăm khám.