Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Phổi kẽ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh phổi kẽ
Bệnh phổi kẽ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời chính là giải pháp hữu hiệu nhất để đánh bại bệnh phổi kẽ, tránh nguy cơ suy giảm chức năng hô hấp của phổi. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh phổi kẽ qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Bệnh phổi kẽ (Interstitial lung disease – ILD) còn gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa (Diffuse interstitial lung disease – DPLD), tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi (vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi). Tất cả các bệnh phổi kẽ đều ảnh hưởng đến mô kẽ, một phần của phổi.
Bệnh phổi kẽ liên quan đến biểu mô phế nang, nội mô mao mạch phổi, màng đáy, và các mô quanh mạch máu và perilymphatic. Nó có thể xảy ra khi chấn thương phổi gây ra phản ứng phục hồi bất thường. Thông thường, cơ thể tạo ra một lượng mô vừa phải để sửa chữa thiệt hại khi bị chấn thương, nhưng trong bệnh phổi kẽ, quá trình sửa chữa trở nên tồi tệ và các mô xung quanh túi khí (phế nang) trở nên sẹo và dày lên. Cơ chế này làm cho oxy khó đi vào máu hơn.
Thuật ngữ ILD được sử dụng để phân biệt các bệnh này với các bệnh đường hô hấp tắc nghẽn. ILD kéo dài có thể dẫn đến xơ phổi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Xơ phổi vô căn là bệnh phổi kẽ mà không có nguyên nhân rõ ràng nào có thể được xác định (vô căn) và có liên quan đến các phát hiện điển hình cả về xơ hóa (xơ cơ bản và màng phổi với bệnh lý mật ong) và bệnh lý (tạm thời và bệnh lý không gian trọng tâm).
Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh là tình trạng khó thở, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng theo mức độ tổn thương của các tổ chức kẽ trong phổi. Triệu chứng bệnh khác thường xuất hiện muộn và không điển hình như:
- Ho ra máu.
- Khó thở khi gắng sức.
- Các triệu chứng ngoài phổi như khó nuốt, viêm khớp.
- Rối loạn thông khí hạn chế lúc nghỉ và khi gắng sức,…
Ngoài triệu chứng lồng ngực, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Sưng đau khớp
- Sụt cân
- Hạch ngoại
Cần cẩn thận với viêm phổi kẽ cấp tính, triệu chứng bệnh nặng lên nhanh chóng, tiến triển chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày có thể gây suy hô hấp cấp nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân
Tác nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau:
- Do virus, vi khuẩn
Nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương các tế bào kẽ trong phổi là virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các loại ký sinh trùng hay nấm cũng là tác nhân gây bệnh không thể bỏ qua. Khi những các mô phổi bị tổn thương do những tác nhân này sẽ không tái tạo mô mới để phục hồi mà hình thành sẹo. Điều này làm cản trở đến quá trình trao đổi và đưa oxy vào máu.
- Do môi trường
Những người làm việc trong môi trường có chứa bụi hạt, bụi than, bụi silic, sợi amiang, lông thú cưng, phấn hoa,… thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị bệnh. Do các tác nhân này xâm nhập và gây ra những tổn hại cho phổi.
- Do thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh
Một số loại thuốc dùng trong điều trị tim (Amiodarone, Propranolol , thuốc hóa trị hoặc ức chế miễn dịch (Cyclophosphamide, methotrexate) hay kháng sinh có tác dụng phụ không tốt cho phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xơ hóa vô căn phế nang.
Ngoài ra, những trường hợp điều trị ung thư vú, ung thư phổi hoặc trường hợp khác sử dụng tia bức xạ chiếu qua vùng ngực đều có khả năng gây tổn thương tế bào kẽ phổi.
- Do các bệnh lý tự miễn
Các bệnh tự miễn có thể tác động làm tổn thương phổi như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch phổi, viêm mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì, bệnh u hạt,… Đây đều là những bệnh khó điều trị, khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhầm tưởng các tổ chức kẽ trong phổi là tác nhân lạ và tấn công gây tổn thương.
Đối tượng nguy cơ
Người có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh phổi kẽ càng cao bao gồm:
- Yếu tố tuổi tác:
Người trưởng thành và lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao hơn so với trẻ nhỏ, song đôi khi vẫn có những bệnh nhân nhi.
- Yếu tố nghề nghiệp:
Người làm việc trong môi trường xây dựng, khai thác mỏ, nông nghiệp,… dễ tiếp xúc với hóa chất và bụi khí trong môi trường nên có nguy cơ cao mắc bệnh lý phổi nói chung và bệnh phổi kẽ nói riêng cao hơn.
- Bệnh sử:
Bệnh phổi kẽ có liên quan đến yếu tố di truyền, do đó người trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Hút thuốc:
Bệnh phổi kẽ xuất hiện nhiều hơn ở các bệnh nhân hút thuốc lá hoặc có tiền sử hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Bệnh nhân nếu tiếp tục duy trì yếu tố nguy cơ này thì bệnh cũng tiến triển nặng hơn.
Chẩn đoán
Chẩn đoán phổi kẽ như sau:
- Triệu chứng:
Hầu hết bệnh nhân có thể phát hiện ra rằng họ mắc một số bệnh phổi kẽ vì thấy khó thở và hoặc ho:
Nhiều bệnh nhân thấy rằng họ khó thở hơn khi thực hiện các hoạt động như leo cầu thang hoặc đi bộ lên dốc, nhưng có thể cảm thấy đó chỉ đơn giản là do ‘mất thể lực’ hoặc ‘già đi’.
Một số bệnh nhân có thể nhận thấy ho khan, dai dẳng không bao giờ thuyên giảm dù đã thử nhiều loại thuốc khác nhau. Điều này có thể dẫn đến việc phải chụp X-quang ngực và lúc đó bác sĩ X quang có thể ghi nhận ‘các dấu hiệu kẽ’ trên phim.
- Chụp X-quang hoặc CT ngực:
Xét nghiệm xác định bệnh phổi kẽ là chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao (HRCT). Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này cho phép bác sĩ X quang và bác sĩ phổi nhìn thấy những thay đổi trong mô phổi. Chụp X-quang ngực thông thường cũng có thể cho thấy các bất thường ở kẽ nhưng nó không đủ nhạy
Phòng ngừa bệnh
Một thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp đối phó và hạn chế diễn tiến của bệnh phổi kẽ. Một số lưu ý cho người bệnh gồm:
- Bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc tự động
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất, đầy đủ lượng calo cần thiết cho nhu cầu của cơ thể
- Tiêm chủng: Nhiễm trùng hô hấp có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh phổi kẽ nên mỗi người nên tiêm ngừa viêm phổi và tiêm ngừa cúm hằng năm
- Tập luyện: Việc chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để có sức chống chọi lại các bệnh mạn tính.
Bệnh phổi kẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của bệnh nhân. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị tích cực, hiệu quả.
Điều trị như thế nào?
Loại bỏ yếu tố căn nguyên như ngừng hút thuốc lá, điều trị tích cực các bệnh đồng mắc.
- Dùng corticoid hoặc ức chế miễn dịch hiện nay tỏ ra không hiệu quả. Những năm gần đây, điều trị bằng thuốc kháng xơ hóa như Nintedanid và Pirpenidone đã chứng minh hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh IPF và được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị quốc tế hiện nay. Đặc biệt là qua các thử nghiệm lâm sàng lớn trên thế giới thấy Nintedanib một thuốc chống tăng sinh xơ có tác dụng giảm có ý nghĩa thống kê tốc độ sụt giảm FVC hàng năm khoảng 50% ở cả 3 thử nghiệm, hiệu quả này duy trì qua hơn 4 năm, thuốc dùng đường uống thuận tiện và an toàn và đã được nhiều nước trên thế giới cấp phép sử dụng.
- Tập luyện, điều trị hỗ trợ: tập luyện và phục hồi chức năng hô hấp, thở oxy để duy trì độ bảo hòa oxy > 90% cũng giúp cải thiện triệu chứng khó thở và thích nghi với gắng sức đặc biệt bệnh nhân ở giai đoạn nặng.
- Ghép phổi: ở bệnh phổi kẽ nặng ở giai đoạn muộn có suy hô hấp, khi giảm FVC dưới 80% số lý thuyết và Dlco giảm dưới 40% số lý thuyết và có tổn thương xơ rộng tiến triển trên phim HRCT là có chỉ định ghép phổi. Tuy nhiên, phải có chỉ định chặt chẽ và có công tác chuẩn bị, săn sóc điều trị trước, trong và sau khi ghép rất tốt thì mới đảm bảo thành công ghép phổi.
Hi vọng những chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh phổi kẽ.