Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nấm móng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Nấm móng, căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến vô vàn phiền toái cho người mắc phải. Cảm giác ngứa ngáy, bong tróc, lở loét do nấm móng gây ra khiến nhiều người mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chưa dừng lại ở đó, việc điều trị nấm móng cũng gặp nhiều khó khăn do tính chất dai dẳng, dễ tái phát của bệnh. Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo: “Đừng chủ quan với bệnh nấm móng!”. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để trang bị kiến thức về cách phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Tổng quan chung
Nấm móng mặc dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, nhưng lại âm thầm gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cảm giác ngứa ngáy, bong tróc, lở loét do nấm móng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp và gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Chưa dừng lại ở đó, việc điều trị nấm móng cũng gặp nhiều khó khăn do tính chất dai dẳng, dễ tái phát của bệnh
Nấm móng (tên tiếng Anh là Nail fungus) là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Khi nhiễm nấm tiến sâu hơn, nấm móng có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép.
Triệu chứng
Những dấu hiệu nhận biết nấm móng bao gồm:
- Móng dày lên: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, móng bị nhiễm nấm sẽ trở nên dày hơn bình thường.
- Móng đổi màu: Móng có thể chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen. Trong một số trường hợp, móng có thể trở nên trắng đục.
- Móng dễ gãy: Móng bị nhiễm nấm sẽ trở nên giòn và dễ gãy.
- Mùi khó chịu: Móng bị nhiễm nấm thường phát ra mùi hôi do sự phát triển của vi khuẩn cùng với nấm.
- Đau và khó chịu: Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể cảm thấy đau và khó chịu ở vùng móng bị nhiễm.
Có ba hình thái thương tổn móng:
- Móng dày sừng: Trường hợp này dưới móng có khối sừng mủn.
- Móng teo: Phần móng bị mủn, mòn dần từ bờ tự do đến chân móng.
- Hình thái bình thường: Móng có màu trắng hoặc màu vàng.
Nguyên nhân
Theo nhiều nghiên cứu gần đây của các chuyên gia da liễu tại TPHCM thì bệnh nấm móng khởi phát do những nguyên nhân sau đây:
- Do nhiễm các loại nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula,…), nấm hạt men (Candida), nấm sợi tơ (Dermatophytes): Thông qua vết thương hở, vết nứt trên da tạo nên những vùng da có nhiều chất sừng, xuất hiện nhiều ở móng tay, chân, tóc…
- Chấn thương móng: Móng bị tổn thương hoặc vết thương ở da gần móng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập.
- Nấm móng là bệnh rất dễ gặp vào mùa hè hoặc những người tiếp xúc nhiều với nguồn nước độc hại, hóa chất, xăng dầu… gây tổn thương một hoặc nhiều móng.
- Việc vệ sinh vùng móng không sạch hoặc những người thường xuyên đi làm móng, dùng chung dụng cụ cắt móng… sẽ cũng là yếu tố gây nấm móng.
- Sự xuất hiện của nhiều vết thương hở, trầy xước, nứt nẻ ở đầu móng… tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
- Việc sử dụng găng tay, vớ đeo chân, mang giày… bịt kín các đầu móng trong khoảng thời gian dài.
- Nấm móng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, nhất là trong môi trường ẩm ướt, do đó thói quen đi chân đất, dùng chung bồn tắm… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ngoài ra, bệnh nấm móng tay còn xuất hiện ở những người có tiền sử mắc nấm da, nấm hẹn, thiếu máu, tiểu đường… hoặc trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng nhiễm nấm sẽ rất cao.
Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển nấm móng bao gồm:
- Lớn tuổi, do giảm lưu lượng máu, nhiều năm tiếp xúc với nấm và móng mọc chậm hơn
- Đổ mồ hôi nhiều
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh nấm móng
- Đi chân trần trong khu vực chung ẩm ướt, chẳng hạn như hồ bơi, phòng tập thể dục và phòng tắm
- Có một vết thương nhỏ ở da hoặc móng tay hoặc bệnh về da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến
- Bị tiểu đường, các vấn đề về tuần hoàn hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra móng tay và móng chân của người bệnh. Và bác sĩ cũng có thể lấy một số mẫu móng tay hoặc cạo các mảnh vụn từ dưới móng tay của người bệnh và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xác định loại nấm gây nhiễm trùng.
Khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân để phát hiện bệnh đi kèm, chẳng hạn như bệnh vẩy nến. Các vi sinh vật như nấm men và vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm trùng móng. Biết nguyên nhân nhiễm trùng của người bệnh sẽ giúp xác định phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Lấy mẫu móng: Một mẫu móng sẽ được lấy và gửi đi xét nghiệm để xác định loại nấm gây nhiễm.
Xét nghiệm nuôi cấy: Mẫu móng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để phát hiện sự hiện diện của nấm.
Phòng ngừa bệnh
- Giữ cho tay, chân luôn sạch sẽ, khô ráo: Vệ sinh tay chân thường xuyên, đặc biệt sau khi đi bơi, tắm biển hoặc hoạt động ra nhiều mồ hôi.
- Tránh mang giày dép kín, bí trong thời gian dài: Ưu tiên mang giày dép thoáng khí, rộng rãi để tạo môi trường thông thoáng cho chân.
- Sử dụng dụng cụ cắt móng riêng: Không dùng chung dụng cụ cắt móng với người khác để tránh lây nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại: Mang găng tay khi sử dụng hóa chất tẩy rửa, xà phòng,…
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
Điều trị như thế nào
Có nhiều cách điều trị, thường là dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân (Bệnh nhân cần có chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc).
- Thuốc bôi tại chỗ: Có thể cho bệnh nhân dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Exoderil, terbinafin, BSI, v.v…
- Thuốc uống: Thuốc kháng nấm đường uống. Những loại thuốc này thường là lựa chọn đầu tiên vì chúng loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn so với thuốc bôi. Các lựa chọn bao gồm terbinafine (Lamisil) và itraconazole (Sporanox). Những loại thuốc này giúp móng mới mọc không bị nhiễm trùng, từ từ thay thế phần bị nhiễm bệnh. Người bệnh thường dùng loại thuốc này trong sáu đến 12 tuần. Nhưng sẽ không thấy kết quả điều trị ngay cho đến khi móng mới mọc lại hoàn toàn. Có thể mất bốn tháng hoặc lâu hơn để loại bỏ nhiễm trùng. Tỷ lệ điều trị thành công với các thuốc này thấp hơn ở người lớn trên 65 tuổi.
- Loại bỏ phần móng bị nhiễm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ phần móng bị nhiễm để điều trị hiệu quả hơn.
- Sử dụng laser: Laser được sử dụng để tiêu diệt nấm dưới móng mà không cần dùng thuốc.
- Chăm sóc móng: Giữ móng ngắn, sạch và khô giúp ngăn ngừa tái phát nấm móng.
Nấm móng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Điều quan trọng là giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với các môi trường ẩm ướt và không dùng chung dụng cụ cắt móng. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của nấm móng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sự kiên nhẫn và tuân thủ điều trị sẽ giúp bạn loại bỏ nấm móng và giữ móng luôn khỏe mạnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.