Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Mắt đỏ là gì? Những điều cần biết về mắt đỏ
Rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mắt đỏ. Nó có thể do mỏi mắt, khô mắt, sử dụng kính áp tròng, do tiếp xúc với các chất dị ứng như khói bụi, hóa chất… hay do mắt phải tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về mắt đỏ nhé.
Tổng quan chung
Mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc tức có một lớp màng ngoài cùng bao phủ toàn bộ phần tròng trắng. Điều này làm các mạch máu ở kết mạc bị sưng lên và sẽ bị kích thích một cách dễ dàng.
Hơn nữa, bệnh không phân biệt lứa tuổi, nó có thể xảy ra tại bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh này có thể lây nhiễm cho người khác, vì vậy khi gặp phải triệu chứng đau mắt đỏ, các bạn phải điều trị ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu không ngăn chặn kịp thời, rất có thể sẽ bùng phát dịch đau mắt tại cộng đồng. Thời gian chữa trị bệnh tương đối nhanh, các bạn mất một tuần để hoàn toàn bình phục.
Triệu chứng
Tình trạng mắt bị đỏ là hiện tượng do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt. Đỏ mắt có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, lành tính hoặc nghiêm trọng phụ thuộc và những triệu chứng đi kèm. Một số nguyên nhân do môi trường gây đỏ mắt như:
- Ô nhiễm không khí.
- Khói.
- Khí hậu khô.
- Bụi bặm.
- Khí trong không khí: xăng, dung môi,…
- Tiếp xúc với hóa chất như clo bể bơi,…
- Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm chống tia cực tím.
Nguyên nhân
Dưới đây là những nguyên nhân gây nên đỏ mắt và nguy cơ gây giảm hoặc mất thị lực.
- Đỏ mắt xuất hiện đơn độc
Đỏ mắt không kèm theo giảm thị lực hoặc đau nhức mắt. Nguyên nhân do xuất huyết dưới kết mạc nhãn cầu, kết mạc cùng đồ do bệnh tăng huyết áp, do chấn thương kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc sẽ khỏi trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần và không ảnh hưởng tới thị lực.
- Đỏ mắt và mắt có tiết tố
Viêm kết mạc do virus, vi khuẩn
-
- Viêm kết mạc do virus, vi khuẩn có thể một mắt hoặc hai mắt. Mắt đỏ, chảy nước và nhiều tiết tố dính. Mi mắt có thể sưng nề, khó mở mắt. Thị lực không giảm. Viêm kết mạc do virus có thể kèm theo viêm giác mạc, gọi là viêm kết – giác mạc và gây giảm thị lực. Sau quá trình viêm có thể để lại sẹo trên giác mạc và gây giảm thị lực vĩnh viễn.
Viêm kết mạc do nguyên nhân dị ứng
-
- Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) do nguyên nhân dị ứng thường biểu hiện kéo dài và 2 mắt. Các triệu chứng bệnh nhân cảm thấy khó chịu như cộm mắt, chói mắt, chảy nước mắt nhiều và khó mở mắt. Mi mắt có thể sưng nề và ít tiết tố dính. Một số trường hợp có kèm theo viêm mũi dị ứng hoặc hen.
- Viêm kết mạc mùa xuân: Thường thấy ở trẻ trai, từ 7 tuổi đến 15 tuổi. Bệnh kéo dài nhiều năm, thỉnh thoảng có những đợt viêm cấp tính. Bệnh cần được theo dõi và điều trị tốt, đề phòng các biến chứng đe dọa giảm hoặc mất thị lực.
- Viêm mi – kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Đỏ mắt có kèm theo mi sưng nề và có bọng nước. Thường gặp nhất do thuốc tra tại mắt, mỹ phẩm, các hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hoặc trong công việc. Bệnh nhân cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn điều trị sớm, đề phòng biến chứng đe dọa giảm thị lực.
- Hội chứng Stevens – Johnson: Xảy ra khi người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc uống, tổn thương của bệnh biểu hiện chủ yếu ở da và niêm mạc. Tại mắt, đỏ 2 mắt ở nhiều mức độ khác nhau biểu hiện tình trạng viêm kết mạc, có thể có hiện tượng hoại tử kết mạc, gây tình trạng khô mắt nặng.
Ngay khi bị bệnh, đồng thời với việc điều trị các tổn thương toàn thân, việc chăm sóc và điều trị tại mắt là vô cùng cần thiết, phòng nguy cơ giảm thị lực và mất thị lực.
- Đỏ mắt kèm theo đau nhức mắt
- Tổn thương giác mạc: Khi có tổn thương giác mạc thì triệu chứng đau nhức mắt là triệu chứng khó chịu nhất, khiến bệnh nhân phải đi khám ngay. Kèm theo là các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, khó mở mắt. Nguyên nhân thường gặp gây tổn thương giác mạc như bị bụi hay vật lạ bay vào mắt. Ngay khi gặp tình trạng này, việc rửa mắt bằng nước sạch là cần thiết, tránh dụi mắt và dùng các vật để cố gắng lấy bụi, vật lạ ra khỏi mắt. Nếu không xử lý phù hợp sẽ dẫn tới loét giác mạc và nguy cơ nhiễm khuẩn nhiễm nấm giác mạc, gây giảm thị lực hoặc mất thị lực.
- Viêm mống mắt thể mi hoặc màng bồ đào trước cấp tính: Là một cấp cứu trong nhãn khoa, tiến triển nhanh, cần được khám và điều trị sớm. Bệnh có thể thấy ở trẻ em và người lớn.
Đỏ một mắt, mức độ nhẹ và thị lực có thể giảm ít trong 1 đến 2 ngày đầu, cho nên người bệnh dễ bỏ qua. Khi bệnh toàn phát, triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt tăng nhiều và giảm thị lực nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất thị lực.
-
- Viêm thượng củng mạc hoặc viêm củng mạc: Triệu chứng đau nhức mắt ở mức độ nặng, kèm theo với triệu chứng đỏ mắt khu trú ở một vùng thuộc củng mạc (phần lòng trắng của mắt) là triệu chứng bắt buộc người bệnh phải đi khám.
Bệnh viêm củng mạc có thể nằm trong bệnh cảnh toàn thân như viêm đa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh viêm mạch máu hoặc cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tại mắt hoặc sau chấn thương ở vùng củng mạc. Người bệnh cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực. - Bệnh glocom: Các triệu chứng đau nhức mắt dữ dội, nhìn mờ và đỏ mắt biểu hiện cơn glocom góc đóng cấp tính. Kèm theo bệnh nhân có thể đau nhức nửa đầu. Bệnh có nguy cơ gây giảm thị lực trầm trọng.
- Chấn thương mắt: Các chấn thương mắt thường gặp như bỏng mắt do các loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt, trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp; chấn thương mắt do các vật sắc nhọn hoặc không. Sau khi người bệnh bị chấn thương có các biểu hiện đau nhức mắt nhiều, nhìn mờ và đỏ mắt.
- Các tổn thương có thể gặp như viêm kết – giác mạc với các mức độ khác nhau, rách kết mạc, rách giác – củng mạc, lệch thủy tinh thể, đục vỡ thủy tinh thể, xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc. Tiên lượng về thị lực của các trường hợp chấn thương mắt rất kém và có thể mất thị lực.
- Viêm thượng củng mạc hoặc viêm củng mạc: Triệu chứng đau nhức mắt ở mức độ nặng, kèm theo với triệu chứng đỏ mắt khu trú ở một vùng thuộc củng mạc (phần lòng trắng của mắt) là triệu chứng bắt buộc người bệnh phải đi khám.
Đối tượng nguy cơ
Ai cũng có thể bị mắt đỏ.
Chẩn đoán
Tùy vào nguyên nhân bị mắt đỏ mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán lâm sàng hoặc chẩn đoán xét nghiệm riêng.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa căn bệnh này, việc đầu tiên mà các bạn phải làm chính là giữ vệ sinh mắt. Cần rửa tay sạch trước khi tiến hành vệ sinh ở vùng mắt, có thể dùng bông gòn sạch hoặc khăn ướt để lau dịch xung quanh mắt. Mọi người nên hạn chế để xà phòng hoặc bụi bẩn dây vào mắt để tránh bị kích ứng. Đặc biệt, các bạn tuyệt đối không nên dùng tay để dụi mắt khi khó chịu. Điều này có thể khiến giác mạc bị loét, bị xước và ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Thêm vào đó, khi đi đường bạn nên sử dụng kính chắn bụi, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng, giặt bao gối, drap giường thường xuyên cũng chính là một trong những cách phòng đau mắt bởi các nguyên nhân dị ứng. Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho mắt như tăng cường các thực phẩm khoáng chất, chức năng dành cho mắt như các loại vitamin A, C, B, E, omega 3, … thường có tại rau củ quả, cá,…
Điều trị như thế nào?
Để khắc phục hiệu quả tình trạng mắt đỏ, bạn cần phải đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Dưới đây là một số cách thường được áp dụng để điều trị tình trạng này:
- Chườm ấm: Dùng chiếc gạc ấm, sạch và mềm mại chườm lên mắt trong khoảng 10 phút sẽ giúp lưu thông máu tại đây và đồng thời kích thích tăng tiết chất nhờn ở mi mắt, giúp mắt của bạn khỏe hơn, hoạt động tốt hơn.
- Chườm lạnh: Đây là cách giúp giảm sưng mắt, giảm ngứa mắt và cũng có thể giảm tình trạng đỏ mắt.
- Nước mắt nhân tạo: Phù hợp với những trường hợp đỏ mắt do khô mắt.
- Loại bỏ kính áp tròng: Nếu bạn bị đỏ mắt do đeo kính áp tròng thì không nên sử dụng loại kính này nữa. Bên cạnh đó, bạn có thể đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân chính xác hơn cũng như cách khắc phục hiệu quả.
- Thay đổi chế độ ăn: Bạn cần thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ cho cơ thể, cũng như đôi mắt của chính mình. Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn cân bằng lượng nước trong cơ thể và cũng giúp cải thiện tình trạng đỏ mắt.
- Bên cạnh đó, bạn cần phải bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu omega-3 có nhiều trong các loại hạt, cá hồi,… Đồng thời, tránh xa những loại đồ ăn không tốt cho cơ thể và dễ gây kích ứng, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,…
- Nếu môi trường xung quanh đang có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của bạn thì cần tìm cách khắc phục và biết cách bảo vệ cho sức khỏe. Có thể kể đến như môi trường nhiều khói bụi, không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt,… Một số trường hợp dị ứng với phấn hoa thì không nên tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng này.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về mắt đỏ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.