Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Lão thị là gì? Những điều cần biết về lão thị
Lão thị là một phần của sự lão hóa của con người và thường gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Một ngày nào đó khi bản thân bạn hoặc người thân trong gia đình cần phải cầm quyển sách hoặc tờ báo cách xa mắt mới có thể nhìn rõ chữ, hoặc thường nhầm lẫn giữa các con số thì có thể lão thị đã “ghé thăm”. Vậy lão thị là gì và cách khắc phục như thế nào?
Tổng quan chung
Mắt lão thị là tình trạng mất dần khả năng tập trung vào các vật thể gần mắt. Bệnh thuộc một phần trong quá trình lão hóa. Lão thị thường xuất hiện ở người 40 tuổi và tăng độ đến khoảng 65 tuổi.
Triệu chứng
Lão thị thường có những biểu hiện khá rõ ràng mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết như sau:
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc viết hoặc đọc chữ in nhỏ.
- Không thể nhìn được rõ các chữ, sự vật ở khoảng cách gần.
- Thường hay mỏi mắt, nhức đầu khi đọc sách báo.
- Cảm giác mỏi mắt khi phải tập trung cao độ và sự vật hoặc sách báo.
- Đau mỏi mắt khi đọc sách báo.
- Thường xuyên phải nheo mắt mới có thể nhìn thấy rõ các sự vật khác.
Nguyên nhân
Để hình thành một hình ảnh, mắt của bạn sử dụng thủy tinh thể để hội tụ các tia sáng từ vật lên một điểm trên võng mạc, giúp bạn có thể nhìn rõ.
Khi còn trẻ, thủy tinh thể có tính đàn hồi và linh hoạt, dễ dàng thay đổi hình dạng để tập trung ánh sáng chính xác lên võng mạc, cho phép bạn nhìn rõ các vật thể ở gần và cả ở xa.
Nguyên nhân của lão thị là sau tuổi 40, lão hóa khiến thủy tinh thể trong mắt trở nên kém linh hoạt hơn theo thời gian. Thủy tinh thể xơ cứng hơn và khả năng điều tiết của mắt bị giảm, không thể tập trung ánh sáng chính xác lên võng mạc nữa. Điều này khiến tầm nhìn cận cảnh trở nên mờ.
Đối tượng nguy cơ
Người lớn tuổi, mắt điều tiết giảm dần khả năng điều chỉnh tiêu cự khiến tầm nhìn các vật thể ở gần mờ. Lão thị xảy ra khi các cơ thể mi yếu và thủy tinh thể giảm tính đàn hồi. Lão thị thường gặp ở người trên 40 tuổi.
Chẩn đoán
Một số phương pháp và dụng cụ bác sĩ dùng để chẩn đoán lão thị ở mắt, bao gồm:
- Kiểm tra thị lực: đôi khi bác sĩ sẽ nhỏ thuốc làm liệt điều tiết nhằm kiểm tra sức khỏe mắt. Thuốc này sẽ khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vài giờ sau khi khám.
- Kiểm tra khúc xạ: việc này giúp bác sĩ xác định mắt cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc lão thị. Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau và yêu cầu người bệnh nhìn qua một số thể thủy tinh để kiểm tra khoảng cách và tầm nhìn cận cảnh.
- Đo độ dày / bản đồ giác mạc: đây là bước quan trọng trong quy trình khám chuyên sâu. Đo giác mạc phản ánh sức khỏe mắt, quyết định tình trạng và chất lượng thị giác trước và sau phẫu thuật.
- Đèn khe: đây là loại kính hiển vi phóng đại để khám mi và nửa phần trước nhãn cầu. Ngoài ra, bác sĩ còn kết hợp đèn khe với các loại kính chuyên dụng khác để soi đáy mắt.
Phòng ngừa bệnh
Tuy bệnh lão thị xảy ra cơ thể đang dần lão hóa tuy nhiên bạn cũng có thể làm chậm quá trình lão thị và có thể phòng ngừa được:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung, thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin A, B, E, Omega-3. Những chất này tốt cho mắt đồng thời cũng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Điều trị các bệnh về mắt, đặt biệt là các bệnh làm suy giảm thị lực, cần điều trị sớm. Nếu như kéo dài mắt sẽ ngày càng yếu, và sẽ có tốc độ lão hóa rất nhanh.
- Tránh tiếp xúc thời gian dài với tia cực tím. Khi đi ra ngoài trời nắng cần đeo kính râm cũng như mũ để hạn chế tối đa tia cực tím trong ánh nắng mặt trời tiếp xúc với mắt.
- Sử dụng nước mắt nhân tạo hay nước nhỏ mắt để làm dịu mắt, tránh để mắt quá mỏi hay khô trong quá trình làm việc hay thường xuyên ngồi máy tính và điện thoại.
Điều trị như thế nào?
Một số phương pháp điều trị mắt lão thị phổ biến, bao gồm:
Kính mắt
Kính mắt là cách đơn giản, an toàn khắc phục các vấn đề về thị lực do lão thị gây ra. Kính đọc sách thường được dùng để khắc phục các vấn đề về thị lực ở cự ly gần bằng cách bẻ cong ánh sáng trước khi đi vào mắt. Người bệnh cũng cần được bác sĩ khám mắt xác định độ kính phù hợp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật khúc xạ giúp thay đổi hình dạng giác mạc. Với người bệnh lão thị, phương pháp điều trị này được sử dụng để cải thiện tầm nhìn cận cảnh ở mắt.
Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ, gồm:
- Keratoplasty: quy trình này sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để truyền nhiệt lên các điểm nhỏ xung quanh giác mạc. Điều này giúp mép giác mạc co lại, tăng đường cong và khả năng lấy nét. Tuy nhiên, kết quả của phẫu thuật tạo hình giác mạc dẫn điện khác nhau và có thể không kéo dài.
- Keratomileusis tại chỗ được hỗ trợ bằng laser: bác sĩ sẽ cắt một vạt mỏng có bản lề. Sau đó, bác sĩ sử dụng tia laser để loại bỏ các lớp bên trong giác mạc. Phương pháp này thường nhanh phục hồi và ít gây đau hơn các phẫu thuật giác mạc khác.
- Phẫu thuật cắt giác mạc dưới biểu mô được hỗ trợ bằng laser: bác sĩ sẽ tạo ra một vạt siêu mỏng chỉ ở lớp vỏ bảo vệ bên ngoài của giác mạc. Sau đó, bác sĩ sử dụng tia laser để định hình lại các lớp bên ngoài của giác mạc, làm đường cong bộ phận này dốc hơn và thay thế biểu mô.
- Phẫu thuật cắt giác mạc bằng quang học: quy trình bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn biểu mô và sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc. Biểu mô không được thay thế mà sẽ phát triển trở lại một cách tự nhiên, phù hợp với hình dạng mới của giác mạc.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.