Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Khí phế thũng là gì? Những điều cần biết về Khí phế thũng
Hội chứng khí phế thũng là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – bệnh lý xếp hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về khí phế thũng nhé.
Tổng quan chung
Khí phế thũng hay khí phổi thũng (tiếng Anh là Emphysema) là bệnh ở đường hô hấp dưới, cụ thể là bệnh của phế nang và các tiểu phế quản. Phế nang gồm nhiều túi nhỏ chứa khí. Bệnh xảy ra khi những vách ngăn giữa các túi khí này suy yếu dần và vỡ ra – tạo nên các khoảng không khí lớn thay vì nhiều khe nhỏ. Điều này làm giảm diện tích bề mặt của phổi và do đó, hạn chế lượng oxy từ phổi đến máu.
Khi bạn thở ra, các phế nang bị tổn thương không hoạt động bình thường nên không khí cũ bị giữ lại, không còn chỗ cho không khí trong lành, giàu oxy đi vào. Hệ quả là bạn cảm thấy khó thở, nhất là khi chạy nhảy hay tập thể dục. Bệnh cũng khiến phổi mất đi tính đàn hồi.
Hầu hết các bệnh nhân sẽ xuất hiện đồng thời viêm phế quản mãn tính – dạng phổ biến thứ hai của COPD.
Triệu chứng
Triệu chứng điển hình của khí phế thũng là tình trạng khó thở, nhất là lúc làm việc nặng, mệt mỏi hoặc đi lên cầu thang. Khi bệnh nặng hơn, tình trạng khó thở có thể xuất hiện kể cả khi đang nằm hoặc mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm phế quản, áp xe phổi,…
Thiếu oxy nghiêm trọng do khí phế thũng sẽ khiến cơ thể tím tái, biến dạng lồng ngực,… Nặng hơn gây ra gan to, phù, nổi tĩnh mạch cổ,…
Dựa trên triệu chứng lâm sàng chưa thể chẩn đoán chính xác chứng khí phế thũng, cần kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng với các phương pháp như:
- Xét nghiệm máu ngoại vi.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp X-quang phổi.
- Đo chức năng hô hấp.
Nhìn chung, khí phế thũng sẽ ngày càng nghiêm trọng khi tổn thương trong phổi ngày càng nhiều, biến chứng có thể gặp như: suy hô hấp, tâm phế mạn tính, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi,… Do đó, phát hiện sớm và điều trị tích cực là rất quan trọng trong kiểm soát khí phế thũng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khí phế thũng.
- Viêm phế quản mạn tính do thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng, hóa chất có hại và các vi sinh vật trong không khí là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh khí phế thũng. Các hóa chất độc hại bao gồm khói thuốc lá, thuốc lào, khói của các chất đốt như than đá, khói bếp; vi sinh vật có thể là virus, vi khuẩn, nấm. Khí phế thũng gây ra do COPD hay bệnh lao phổi đều thuộc nhóm nguyên nhân này.
- Hen phế quản: bệnh hen phế quản kéo dài làm căng dãn các túi khí quá mức và liên tục dẫn đến việc mất tính đàn hồi của phế nang và các tiểu phế quản cũng gây nên bệnh khí phế thũng.
- Biến dạng lồng ngực bẩm sinh, chít hẹp phế quản gây tắc nghẽn đường dẫn khí, không khí bị ứ lại bên trong phổi gây nên khí phế thũng.
- Bệnh lý di truyền: bệnh cảnh thiếu hụt protein alpha 1 antitrypsin (A1AT). Loại protein này được sản xuất tại gan, có chức năng chống lại hoạt động của enzym elastase của bạch cầu đa nhân trung tính, bảo vệ tế bào khỏi quá trình viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý di truyền, các cấu trúc đàn hồi trong phổi không được bảo vệ do thiết A1AT nên dẫn đến bệnh khí phế thũng.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ bị khí phế thũng là:
- Hút thuốc: Khí phế thủng có nhiều khả năng mắc ở những người hút thuốc lá, hút xì gà và tẩu thuốc. Nguy cơ khí phế thủng càng tăng lên theo số năm hút và số lượng thuốc lá hút trong ngày.
- Tuổi tác: Hầu hết những người mắc bệnh khí thũng có hút thuốc lá bắt đầu có triệu chứng ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
- Tiếp xúc với khói thuốc: Tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí thũng.
- Bệnh nghề nghiệp: Khi hít phải khói từ một số hóa chất hoặc bụi từ bột, bông, gỗ hoặc khai thác đá, khoáng sản, có nhiều khả năng mắc khí phế thũng. Nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn cả hút thuốc.
- Tiếp xúc với ô nhiễm trong nhà và ngoài trời: Hít thở các chất ô nhiễm trong nhà, như khói từ than hoặc gỗ sưởi ấm, cũng như các chất ô nhiễm ngoài trời như khói xe làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí thũng.
Trong các yếu tố nguy cơ trên, khói thuốc lá là yếu tố chính trong sự phát triển và tiến triển của khí phế thủng.
Mặc dù vậy, tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí trong nhà và nơi làm việc, các yếu tố di truyền và nhiễm trùng đường hô hấp cũng có vai trò nhất định.
Chẩn đoán
Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh khí phổi thũng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn, hỏi xem bạn có hút thuốc lá (chủ động và thụ động) không, có sống/làm việc ở gần khu vực ô nhiễm không.
Sau đó, bác sĩ chỉ định bạn làm các kiểm tra cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh. Những xét nghiệm này bao gồm:
- Kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và CT phổi;
- Xét nghiệm máu để xác định phổi đang truyền oxy đến máu như thế nào;
- Đo oxy xung để đo hàm lượng oxy trong máu;
- Các bài kiểm tra hoạt động của phổi: Bạn sẽ thổi vào một thiết bị gọi là phế dung kế để đo lượng không khí mà phổi có thể hít vào và thở ra. Bài kiểm tra này cũng giúp xác định mức độ phổi cung cấp oxy cho máu;
- Đo lượng máu và carbon dioxide trong máu bằng xét nghiệm khí máu động mạch;
- Kiểm tra chức năng tim và loại trừ bệnh tim bằng phương pháp điện tâm đồ (ECG).
Phòng ngừa bệnh
Các cách phòng bệnh khí phế thũng:
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày.
- Khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cần đi khám và điều trị triệt để không để bệnh tái phát và diễn tiến thành quá trình viêm mãn tính.
- Sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ cho các người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, các hóa chất độc hại như công nhân khai thác than đá, dệt may, xây dựng, vệ sinh môi trường.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho tất cả trẻ em. Cân nhắc tiêm thêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu, Hemophilus influenza,…
- Tập thể dục đều đặn, kết hợp với tập thở nhằm tăng sức đàn hồi cho phổi.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cái thiện sức khỏe và chức năng phổi.
Trong bệnh khí phế thũng, phòng bệnh có vai trò quan trọng hơn chữa bệnh.
Điều trị như thế nào?
Hiện khí phế thũng vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả. Mọi biện pháp điều trị đều hướng đến việc giảm thiểu triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc
Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc như:
- Kháng sinh để chống nhiễm trùng.
- Thuốc giãn phế quản giúp mở đường thở để người bệnh hô hấp dễ dàng, giảm ho.
- Steroid để giảm tình trạng khó thở.
- Mucolytics để làm loãng chất nhầy trong phổi, giảm ho hiệu quả.
Trị liệu
- Để tăng cường sức khỏe, cải thiện khả năng hô hấp, giảm bớt triệu chứng bệnh thì liệu pháp phổi và tập thể dục cường độ nhẹ là điều được khuyến khích ở người bệnh.
- Người bệnh cũng thường được khuyến cáo trị liệu với các liệu pháp trị liệu như: tập yoga, thái cực quyền, hít thở đúng cách…
- Với tình trạng bệnh lý ở mức trung bình đến nặng, người bệnh được áp dụng liệu pháp oxy để hỗ trợ việc thở. Một số trường hợp quá nặng, bệnh nhân phải thở oxy 24 giờ/ngày.
Liệu pháp Protein
Người bệnh được chỉ định truyền AAT trong trường hợp mắc bệnh di truyền do thiếu protein alpha-1 antitrypsin (AAT). Việc này góp phần tích cực vào việc làm chậm quá trình tổn thương phổi hiệu quả.
Phẫu thuật
Khi các liệu pháp còn lại không đem lại hiệu quả như mong muốn hay khi bệnh đã tiến vào giai đoạn trở nặng, tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật:
- Phẫu thuật giảm thể tích phổi: cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn phần phổi bị tổn thương để phần phổi khỏe mạnh hoạt động hiệu quả.
- Cắt bỏ túi khí: cắt bỏ hoàn toàn túi khí trong trường hợp túi khí trên phổi phát triển nhanh và có nguy cơ đè lên phần phổi khỏe mạnh, ảnh hưởng đến chức năng phổi.
- Cấy ghép phổi: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần phổi bị tổn thương và thay thế bằng phần phổi mới. Ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể thay mới toàn bộ lá phổi. Rủi ro lớn nhất của phương pháp này chính là sự nhiễm trùng và đào thải cơ quan được cấy vào cơ thể.
Dù áp dụng liệu pháp nào, khi điều trị khí phế thủng, người bệnh đều phải cai thuốc (nếu có hút thuốc).
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về khí phế thũng, nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng bệnh khí phế thũng.
Điều trị như thế nào?
Hiện khí phế thũng vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả. Mọi biện pháp điều trị đều hướng đến việc giảm thiểu triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc
Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc như:
- Kháng sinh để chống nhiễm trùng.
- Thuốc giãn phế quản giúp mở đường thở để người bệnh hô hấp dễ dàng, giảm ho.
- Steroid để giảm tình trạng khó thở.
- Mucolytics để làm loãng chất nhầy trong phổi, giảm ho hiệu quả.
Trị liệu
- Để tăng cường sức khỏe, cải thiện khả năng hô hấp, giảm bớt triệu chứng bệnh thì liệu pháp phổi và tập thể dục cường độ nhẹ là điều được khuyến khích ở người bệnh.
- Người bệnh cũng thường được khuyến cáo trị liệu với các liệu pháp trị liệu như: tập yoga, thái cực quyền, hít thở đúng cách…
- Với tình trạng bệnh lý ở mức trung bình đến nặng, người bệnh được áp dụng liệu pháp oxy để hỗ trợ việc thở. Một số trường hợp quá nặng, bệnh nhân phải thở oxy 24 giờ/ngày.
Liệu pháp Protein
Người bệnh được chỉ định truyền AAT trong trường hợp mắc bệnh di truyền do thiếu protein alpha-1 antitrypsin (AAT). Việc này góp phần tích cực vào việc làm chậm quá trình tổn thương phổi hiệu quả.
Phẫu thuật
Khi các liệu pháp còn lại không đem lại hiệu quả như mong muốn hay khi bệnh đã tiến vào giai đoạn trở nặng, tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật:
- Phẫu thuật giảm thể tích phổi: cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn phần phổi bị tổn thương để phần phổi khỏe mạnh hoạt động hiệu quả.
- Cắt bỏ túi khí: cắt bỏ hoàn toàn túi khí trong trường hợp túi khí trên phổi phát triển nhanh và có nguy cơ đè lên phần phổi khỏe mạnh, ảnh hưởng đến chức năng phổi.
- Cấy ghép phổi: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần phổi bị tổn thương và thay thế bằng phần phổi mới. Ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể thay mới toàn bộ lá phổi. Rủi ro lớn nhất của phương pháp này chính là sự nhiễm trùng và đào thải cơ quan được cấy vào cơ thể.
Dù áp dụng liệu pháp nào, khi điều trị khí phế thủng, người bệnh đều phải cai thuốc (nếu có hút thuốc).
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về khí phế thũng, nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng bệnh khí phế thũng.