Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Hội chứng Lennox – Gastaut là gì? Những điều cần biết về hội chứng lennox – gastaut
Hội chứng Lennox–Gastaut (LGS) là một khởi phát phức tạp, hiếm gặp và nghiêm trọng ở trẻ em động kinh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về “Những điều cần biết về hội chứng lennox – gastaut”.
Tổng quan chung
Lennox – Gastaut là một dạng động kinh nghiêm trọng, hiếm gặp, được đặc trưng bởi xuất hiện nhiều dạng động kinh, suy giảm khả năng phát triển và nhận thức, cũng như xuất hiện slow spike-wave (sóng nhọn chậm) trên điện não đồ. LGS thường bắt đầu từ thời thơ ấu, ảnh hưởng đáng kể trong suốt cuộc đời của người bệnh.
Triệu chứng
Trẻ thường xuyên xuất hiện các cơn động kinh khác nhau như động kinh cơn mất trương lực, động kinh toàn thể, động kinh vắng ý thức. Trong đó loại động kinh phổ biến nhất trong hội chứng Lennox Gastaut là cơn động kinh vắng ý thức.
Trong một số trường hợp trẻ có thể bị chóng mặt và mất thăng bằng do gặp trạng thái động kinh.
Khi mới phát bệnh, trẻ vẫn phát triển như những đứa trẻ khác. Sau một thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh động kinh Lennox Gastaut trẻ có biểu hiện rối loạn tinh thần.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của LGS chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể được coi là nguyên nhân như:
- Dị tật não: Sự phát triển bất thường trong cấu trúc não.
- Yếu tố di truyền: Đột biến ở một số gene cụ thể có liên quan đến một số trường hợp.
- Chấn thương não: Chấn thương, nhiễm trùng hoặc thiếu oxy khi sinh có thể đóng một vai trò.
- Rối loạn chuyển hóa: Sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể có thể gây ra cơn động kinh.
Đối tượng nguy cơ
Trẻ em có tiền sử co giật: Trẻ em từng trải qua các loại co giật khác, đặc biệt là co giật toàn thân hoặc hội chứng West, có nguy cơ cao phát triển LGS.
Bất thường trong quá trình phát triển thần kinh: Trẻ em có vấn đề về phát triển não bộ, chẳng hạn như chậm phát triển trí tuệ hoặc các bất thường về cấu trúc não, có nguy cơ mắc LGS cao hơn.
Tiền sử gia đình về động kinh: Trẻ em có thành viên trong gia đình mắc động kinh hoặc các rối loạn thần kinh khác cũng có nguy cơ cao hơn mắc LGS.
Chấn thương não: Trẻ em từng trải qua chấn thương não nghiêm trọng do tai nạn, viêm màng não, hoặc các bệnh lý khác cũng có nguy cơ phát triển hội chứng này.
Các rối loạn di truyền và chuyển hóa: Một số rối loạn di truyền và chuyển hóa nhất định có thể tăng nguy cơ phát triển LGS.
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: Trẻ em từng bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não, có nguy cơ cao hơn mắc LGS.
Hội chứng Lennox-Gastaut là một tình trạng phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp và quản lý y tế chặt chẽ để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán hội chứng này ở trẻ không mấy dễ dàng vì hội chứng này gây ra khá nhiều triệu chứng động kinh khác nhau. Bởi thế không thể chẩn đoán sơ lược mà phải trải qua các cuộc khảo sát và thăm dò của y bác sĩ.
Bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi cho bố mẹ. Những câu hỏi khảo sát này mang tính chất theo dõi tình hình và mức độ phát triển của hội chứng.
Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác và đưa ra kết luận bệnh lý cho hội chứng này thì trẻ sẽ được làm các xét nghiệm:
- Xét nghiệm huyết học
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm phân tích chuyển hóa của nước tiểu
- Cộng hưởng hạt nhân và chụp cắt lớp vi tính.
Phòng ngừa bệnh
Không có một phương pháp cụ thể nào để dự phòng. Đột biến gen gây bệnh não động kinh có thể di truyền từ gia đình nhưng cũng có thể đột biến trong giai đoạn hình thành và phát triển của trẻ trong giai đoạn bào thai. Việc chăm sóc tốt tiền sản, quản lí thai kỳ tốt có thể làm giảm nguy cơ. Một số ít trường hợp được chẩn đoán sớm có thể có những can thiệp phù hợp hơn giúp giảm nguy cơ cho trẻ.
Điều trị như thế nào?
Trẻ mắc bệnh thường không đáp ứng tốt với thuốc hoặc thuốc chỉ có tác dụng nhất thời. Vậy nên, các bác sĩ thường áp dụng nhiều cách khác nhau để điều trị bệnh ở trẻ. Một số phương pháp được áp dụng như:
- Thuốc: Việc kết hợp nhiều loại thuốc chống động kinh thường là cần thiết.
- Liệu pháp ăn kiêng: Chế độ ăn ketogenic có thể giúp giảm cơn động kinh trong một số trường hợp.
- Phẫu thuật: Nếu thuốc không thành công, các lựa chọn phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ thể chai có thể được xem xét.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về hội chứng Lennox – Gastaut. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.