Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bụi phổi là gì? Những điều cần biết về bụi phổi
Không khí ô nhiễm, môi trường làm việc bụi bẩn tiềm ẩn nguy cơ bệnh bụi phổi. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Bệnh bụi phổi (tiếng Anh là Pneumoconiosis) là một trong nhóm bệnh lý phổi kẽ do hít phải một số loại bụi làm tổn thương phổi. Bệnh thường gặp phải ở nơi làm việc nên còn được gọi là bệnh phổi nghề nghiệp.
Đây là tình trạng tích tụ bụi bẩn trong nhiều năm trong phổi và tiến triển thành bệnh. Khi phổi của người bệnh không thể loại bỏ tất cả các hạt bụi này sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, có thể gây ra các mô sẹo. Bệnh cũng gây tổn thương các mạch máu và túi khí trong phổi, khiến các mô bao quanh túi khí và đường dẫn khí trở nên dày hơn, cứng hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh phổi kẽ, lúc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng khó thở nặng hơn.
Triệu chứng
Bụi trong phổi không có dấu hiệu bệnh đặc trưng. Triệu chứng bệnh tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng cũng không giống nhau.
Một số triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh lý này như:
- Ho: ho khan, ho có đờm đen, ho ra máu vào buổi sáng.
- Tức ngực, ngực có cảm giác đau nhói.
- Khó thở, hụt hơi.
Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc tích cực, bụi trong phổi diễn tiến có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng thường gặp ở người bệnh như:
- Suy hô hấp.
- Viêm phế quản mãn tính.
- Ung thư phổi.
- Lao phổi.
- Suy tim.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây bụi phổi là:
- Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi chủ yếu là do tiếp xúc với vật liệu có tính tán thành những hạt rất nhỏ có khả năng xâm nhập vào phổi.
- Có nhiều loại bụi gây ra ho. Các loại bụi khoáng do làm việc phổ biến nhất gây ra ho khí phế quản là amiăng, bụi than và phổ biến hơn cả là silic (bụi đá và cắt)
- Tinh thể silic do SiO2 là khoáng chất gặp rất nhiều trong vỏ trái đất. Được tìm thấy ở trong cát, các loại đá lửa, sa thạch, granite, đá phiến, kim loại, quặng than. Khi không may hít phải tinh thể SiO2 từ bụi nghề nghiệp cũng là tác nhân gây bệnh. Bệnh bụi phổi silic là bệnh mãn tính do tiếp xúc trong thời gian dài từ 5-10 năm.
Đối tượng nguy cơ
Bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với bụi đều có nguy cơ hít bụi vào phổi dẫn đến mắc bệnh.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác gồm:
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
- Người tiếp xúc với bụi ở mức độ cao.
- Người tiếp xúc với bụi trong thời gian dài.
Chẩn đoán
Khi có các triệu chứng bất thường ở phổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi về môi trường làm việc, cũng như tiền sử các bệnh lý liên quan nếu có. Tiếp đó, để việc chẩn đoán mức độ bệnh bụi phổi được chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng. Chuyên gia khuyến cáo, công nhân khai thác than dưới lòng đất phải chụp X-quang phổi sau mỗi 3 năm hoặc 5 năm để phát hiện sớm bệnh và can thiệp kịp thời.
Các phương pháp chẩn đoán xác định bụi trong phổi gồm:
- Hỏi về môi trường làm việc, lịch sử và mức độ tiếp xúc với bụi.
- Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi.
- Kiểm tra thể chất.
- Chụp X-quang hoặc CT ngực nhằm phát hiện các nốt phổi, khối u trong phổi và bệnh mô kẽ.
- Xét nghiệm khí máu.
- Sinh thiết bằng phẫu thuật nhằm lấy mô phổi để thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác.
Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi là:
- Người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi khoáng luôn luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ như quần áo, kính mắt, khẩu trang chống bụi theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Tránh tiếp xúc amiăng tại nhà: Nếu bạn đang sở hữu một ngôi nhà cũ nát sẽ rất nguy hiểm bởi chất amiăng trong các thiết bị nhà bạn không được an toàn có thể gây tăng nặng bệnh bụi phổi.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.
Điều trị như thế nào?
Bụi phổi là bệnh lý chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Trong việc điều trị bệnh, phương pháp được sử dụng chủ yếu hướng đến việc kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự diễn tiến bệnh lý và các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, dùng kháng sinh, rửa phổi, thở oxy là những biện pháp thường được áp dụng.
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, người bệnh cũng được khuyến cáo:
- Ngưng sử dụng thuốc lá (nếu người bệnh có hút thuốc).
- Tránh tiếp xúc với khói bụi. Thực hiện các phương pháp bảo vệ đường thở cẩn thận (nếu phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi) và kiểm tra định kỳ.
- Sử dụng liệu pháp oxy hoặc thở máy nếu người bệnh có triệu chứng khó thở.
- Sử dụng thuốc giãn phế quản theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa có khuyến cáo từ chuyên gia.
Đẩy đẩy nhanh quá trình phục hồi sau điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân:
- Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất.
- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường thể lực, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về bụi phổi.