Bệnh trĩ là gì? 10 cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà
Bệnh trĩ là một tình trạng sức khỏe phổ biến nhưng ít được thảo luận, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Trong bài viết này, Pharmacity sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ và chia sẻ 10 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh ngay tại nhà. Hãy cùng khám phá những cách đơn giản nhưng hữu ích để bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện sức khỏe tiêu hóa của mình.
Bệnh trĩ là gì?
Theo thống kê, có đến 3/4 dân số trên thế giới sẽ mắc bệnh trĩ. Mọi đối tượng đều có khả năng mắc phải bệnh này, đặc biệt là đối với những người trong độ tuổi 45-65.
Trĩ là hệ quả trực tiếp của tình trạng sưng của các mao mạch ở cuối trực tràng, xung quanh hậu môn. Sự gia tăng áp lực này khiến cho mao mạch bị ứ máu, dẫn đến cảm giác đau, khó chịu, đặc biệt là khi người bệnh ngồi hoặc đi đại tiện.
Dựa trên vị trí phát sinh, bệnh được chia thành hai nhóm chính gồm:
- Trĩ nội: Xảy ra ở trong trực tràng, thường gây chảy máu nhưng không đau. Tình trạng búi trĩ phát triển lớn đến mức lồi ra ngoài hậu môn được gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ gồm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, dẫn đến tình trạng đau ngứa và đôi khi có xuất huyết kèm theo.
Bác sĩ nhận định rằng đây không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy vậy, tình trạng này vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một người.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau. Tùy thuộc vào mức độ chảy máu, người bệnh có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh, hoặc nhỏ giọt hay máu bắn thành tia, càng rặn máu sẽ chảy càng nhiều
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh, khi trĩ nặng có thể sẽ xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên.
Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau khu vực hậu môn và trực tràng. Gây khó chịu, đau rát hậu môn và sẽ tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ.
Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa vùng hậu môn
Dịch tiết từ búi trĩ khiến khu vực hậu môn thường xuyên ẩm ướt, thậm chí có mùi hôi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc gây xung huyết. Búi trĩ phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng là do:
- Rặn khi đi cầu
- Béo phì
- Mang thai
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Bật mí 10 cách chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà
Trĩ có nhiều dạng và kích thước khác nhau, có thể nhỏ như hạt đậu, cũng có thể to bằng quả nho. Nếu đang bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh trĩ tại nhà hay cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả mà Pharmacity tổng hợp được trong bài viết sau đây.
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết
Một trong những cách chữa bệnh trĩ thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định đó là bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Thói quen uống nước cần được duy trì đều đặn, nên phân chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và uống cả khi không khát. Việc này giúp cho phân được mềm hơn, hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn, từ đó có thể tránh được tình trạng táo bón nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ
Nếu tình trạng trĩ ở mức độ nhẹ, hãy dùng nghệ để trị trĩ tại nhà. Nghệ được xem là một loại gia vị có tính kháng sinh tự nhiên. Do đó, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ theo cách sau:
- Trộn dầu mù tạt với một ít bột nghệ
- Nhỏ vào hỗn hợp vài giọt nước hành
- Trộn đều hỗn hợp lại
- Bôi hỗn hợp đã trộn vào vùng trĩ
Cách làm này sẽ giúp giảm đau và giảm sưng viêm. Việc thường xuyên áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ sẽ giúp bạn giảm trĩ hiệu quả.
Nha đam chữa bệnh trĩ
Một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà là sử dụng nha đam. Bởi vì trong nha đam có chứa enzym bradykinin có khả năng kháng viêm và giảm đau. Hơn nữa, trong gel nha đam còn có chứa anthraquinon. Đây là một hoạt chất có khả năng kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Có thể dùng nha đam theo những cách sau:
- Kết hợp nha đam với chanh.
- Sử dụng nước ép nha đam.
- Kết hợp trà, nha đam và dầu oliu.
- Kết hợp nha đam với khoai tây.
Tăng cường bổ sung chất xơ
Một bộ phận lớn bệnh nhân bị trĩ bắt nguồn từ việc ăn uống không lành mạnh. Do đó, để có thể khắc phục vấn đề này, mỗi cá nhân cần xây dựng khẩu phần ăn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thêm chất xơ. Việc nạp lượng chất xơ phù hợp mỗi ngày vào cơ thể sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng khả năng nhuận tràng. Qua đó giúp hạn chế đi ngoài ra phân cứng, gây tác động xấu lên búi trĩ.
Có thể bổ sung nguồn chất xơ dồi dào qua một số loại thực phẩm như: rau mồng tơi, khoai lang, rau cải, súp lơ, đu đủ,… Chúng không chỉ giúp cơ thể nạp đủ lượng chất xơ cần thiết mà còn có khả năng bổ sung lượng lớn Vitamin, nước, chất khoáng,… Tuy nhiên, lưu ý tránh chọn mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu hư hỏng,… Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gián tiếp tác động xấu đến tình trạng búi trĩ của người bệnh.
Tập luyện thể dục thể thao có kế hoạch
Đây là thói quen tốt cho bệnh nhân bị trĩ, hơn nữa còn giúp hỗ trợ trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe. Đối với người bệnh trĩ, việc ngồi quá lâu sẽ gây nên ảnh hưởng xấu nhất định đến búi trĩ. Vì thế, nên có khoảng thời gian vận động phù hợp bằng những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để có thể giúp cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm, giảm kích ứng, thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh trĩ. Gel nha đam cực kỳ lành tính và an toàn đối với các búi trĩ.
Tuy nhiên, trước khi chữa trĩ tại nhà bằng nha đam, bạn nên thử bôi gel nha đam lên tay để xem có bị dị ứng với nha đam hay không.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng sữa chua
Như đã biết, sữa chua là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Axit Lactic và lợi khuẩn Probiotic giúp tăng cường kích thích hệ tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn một cách nhanh chóng. Do đó, việc bổ sung lượng sữa chua phù hợp mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng vỏ quả lựu
Lựu rất tốt cho sức khỏe và bạn không nên bỏ qua, bởi vì loại quả này để tự chữa bệnh trĩ tại nhà. Bạn có thể thực hiện cách điều trị trĩ tại nhà bằng vỏ hạt lựu như sau:
- Xay 1 tách vỏ lựu
- Thêm nước nóng vào cốc vỏ lựu đã xay
- Chờ hỗn hợp nguội, lọc bỏ bã
- Uống nước này 2 lần một ngày để có được kết quả tốt.
Tập Kegel
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển bằng cách làm tăng lượng máu chảy đến vùng hậu môn, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu tại vị trí này. Bệnh trĩ xảy ra có thể do lưu thông máu kém. Thực hiện bài tập Kegel sẽ giúp tăng cường máu đến khu vực đáy chậu, hỗ trợ tốt cho trĩ nội và giúp ngăn chặn trĩ lan rộng ra.
Xây dựng thói quen tốt khi đi vệ sinh
Xây dựng thói quen tốt khi đi vệ sinh là cách chữa bệnh trị hiệu quả tại nhà. Không ngồi lâu hoặc thực hiện các hoạt động khác khi đi vệ sinh như bấm điện thoại, đọc sách. Rặn mạnh khi đi vệ sinh cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trĩ. Một cách hiệu quả để tăng tốc độ đi vệ sinh là nâng chân lên bằng ghế đẩu khi bạn ngồi. Điều này làm thay đổi vị trí trực tràng, cho phép phân đi qua dễ dàng hơn.
Ngoài ra, dùng một chiếc đệm bên dưới khi ngồi trên ghế hoặc bề mặt cứng có thể giúp làm giảm sưng tấy.
Hiểu rõ về bệnh trĩ và các cách chữa bệnh trĩ tại nhà là bước đầu tiên để bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để nhận biết các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.