Bệnh động mạch ngoại biên ở người béo phì: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa
Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Artery Disease – PAD) là một tình trạng đặc trưng bởi sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn của các động mạch cung cấp máu cho các chi, điển hình là chân. Đây là một vấn đề tuần hoàn phổ biến ảnh hưởng đến một phần đáng kể dân số nói chung. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, PAD ảnh hưởng đến khoảng 8 đến 12 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ hiện mắc PAD tăng theo độ tuổi, với những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn.
Các yếu tố có thể gây ra bệnh động mạch ngoại biên như: Người lớn trên 60 tuổi, người hút thuốc lá, người bệnh tăng huyết áp, người bị bệnh đái tháo đường hay rối loạn lipid máu,… trong đó có cả người bị béo phì.
Bệnh động mạch ngoại biên
Tại sao người béo phì có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên?
- Lượng mỡ thừa ở những người bị béo phì làm tăng thêm căng thẳng cho hệ thống tim mạch, dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Một trong những hậu quả mà béo phì gây ra là góp phần vào sự phát triển của bệnh động mạch ngoại biên – sự tích tụ của các chất béo (được gọi là xơ vữa động mạch). Những chất lắng đọng này hạn chế lưu lượng máu và cung cấp oxy đến các mô ngoại vi, làm tăng nguy cơ mắc PAD.
- Hơn nữa, béo phì thường liên quan đến các bệnh lý đi kèm khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và tiểu đường từ đó làm tăng thêm nguy cơ mắc PAD. Các tình trạng trên sẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch và thu hẹp các mạch máu.
- Béo phì cũng thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể, đặc trưng bởi sự gia tăng nồng độ cytokine (hội chứng viêm toàn thân cấp tính) và adipokine gây viêm. Tình trạng viêm mãn tính này không chỉ đẩy nhanh sự tiến triển của xơ vữa động mạch mà còn làm suy yếu khả năng chữa lành và sửa chữa các mạch máu bị tổn thương của cơ thể.
- Người béo phì bị PAD có nhiều khả năng gặp các biến chứng như vết thương không lành, nhiễm trùng và kết quả phẫu thuật kém. Trọng lượng dư thừa có thể cản trở lưu lượng máu và cản trở hiệu quả của các can thiệp nhằm cải thiện lưu thông, chẳng hạn như nong mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu.
Lượng mỡ thừa ở người béo phì gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch
Tóm lại, béo phì đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến triển của bệnh động mạch ngoại biên. Trọng lượng dư thừa góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thúc đẩy viêm mãn tính và tăng nguy cơ biến chứng. Vậy biến chứng mà động mạch ngoại biên gây ra sẽ là gì?
Các biến chứng gây ra bởi động mạch ngoại biên
Vì sự tích tụ của các chất béo (được gọi là xơ vữa động mạch). Những chất lắng đọng này hạn chế lưu lượng máu và cung cấp oxy đến các mô ngoại vi, làm tăng nguy cơ PAD nên sẽ dẫn đến các biến chứng như:
- Thiếu máu cục bộ chi: Bắt đầu với triệu chứng như lở loét không lành – chấn thương hoặc nhiễm trùng chân hay tay. Thiếu máu cục bộ chi quan trọng (Critical Limb Ischemia – CLI) xảy ra khi bị thương hoặc nhiễm trùng tiến triển và có thể gây ra chết tế bào (hoại tử), đôi khi đòi hỏi phải cắt cụt chi bị ảnh hưởng.
- Đột quỵ và đau tim: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên không giới hạn đến chân. Mảng chất béo cũng bám tụ trong động mạch cung cấp cho tim và não.
Vì các biến chứng mà nó gây ra để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên cách tốt nhất là chúng ta phải phòng bệnh động mạch ngoại biên như thế nào để hiệu quả nhất.
Các phương pháp phòng bệnh
- Tập thể dục hằng ngày: Cần duy trì thói quen vận động như chạy bộ 35-40 phút hay các bài tập thể dục mỗi ngày. Đây là cách hữu hiệu giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng lọc máu, cung cấp oxy cho cơ thể.
Duy trì việc luyện tập thể dục mỗi ngày
- Chế độ ăn uống phù hợp: Chú ý chọn thức ăn dinh dưỡng, tăng cường ăn rau quả, cung cấp đầy đủ đủ Vitamin A, B6, C và E, folate, chất xơ và axit béo Omega 3 cũng như hạn chế thức ăn có quá nhiều chất béo bão hòa hay thức ăn mặn. Tập thói quen ăn nhạt rất tốt cho sức khỏe lâu dài.
- Uống nhiều nước: Đây là nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, tránh mọi loại bệnh. Nên uống đủ từ một đến hai lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, tránh rơi vào tình trạng mất nước.
- Duy trì hợp lý cân nặng
- Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá góp phần lớn dẫn đến sự co thắt mạch máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng. Nếu hút thuốc quá nhiều sẽ khiến bệnh động mạch ngoại biên (PAD) biến chứng ngày càng tệ hơn.
Nguy cơ chủ yếu gây bệnh động mạch ngoại biên đều là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài. Chính vì vậy, nếu muốn ngăn chặn hay giảm thiểu khả năng mắc bệnh này thì cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh.