Các bài tập thể dục phù hợp cho trẻ bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường không còn là căn bệnh của riêng người lớn; nó đang dần “trẻ hóa”, ảnh hưởng đến cả trẻ em. Trong bối cảnh này, việc trang bị kiến thức và chuẩn bị tốt cho trẻ là vô cùng quan trọng, nhất là trong lĩnh vực vận động và tập thể dục.
Tầm quan trọng của việc tập thể dục cho trẻ em bị mắc bệnh tiểu đường
Tập thể dục được xem là một hình thức đặt biệt của vận động. Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích mà vận động mang lại lợi ích rất lớn cho trẻ em bị ĐTĐ nói riêng và tất cả mọi người nói chung bao gồm:
- Vận động giúp cơ thể tiêu thụ bớt lượng đường trong máu, nhờ đó làm giảm đường huyết
- Cải thiện chức năng tim mạch
- Giúp trẻ có thể giảm được cân nặng , hạn chế trẻ bị mắc các căn bệnh đi kèm như béo phì, thừa cân. Từ đó giúp bé hạn chế tình trạng kháng insulin.
- Tập thể dục giúp bé có một ngày thật vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Từ đó nâng cao sức khỏe cho trẻ cũng như mang lại cho trẻ một tinh thần sống tốt nhất.
- Ngoài ra tập thể dục cũng tạo một thói tốt trong kỷ luật lối sống của trẻ ngay từ nhỏ.
Theo khuyến nghị của ADA Trẻ em, thanh niên bị đái tháo đường type 1 hay người bị tiền đái tháo đường phải tập thể dục ở mức độ trung bình tới tập nặng ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Gợi ý một số bài tập thể dục phù hợp
Một số bài tập thể dục được khuyến nghị:
- Đi bộ: Đơn giản nhưng hiệu quả, việc đi bộ hàng ngày cùng gia đình không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn tăng cường mối quan hệ gia đình.
- Yoga và aerobic: Cả hai hình thức này đều giúp trẻ giảm căng thẳng, cải thiện linh hoạt, và hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Đạp xe: Là một cách tuyệt vời để trẻ rèn luyện sức bền và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Bơi lội: Không chỉ là bài tập toàn diện mà còn giúp trẻ thư giãn và tăng cường sức đề kháng.
- Đánh cầu lông và đá cầu: Cả hai hoạt động này đều giúp trẻ phát triển sự nhanh nhẹn và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tác dụng của việc tập thể dục ở trẻ bị mắc bệnh tiểu đường
Có rất nhiều lợi ích được chứng minh về việc tập thể dục mang lại cho trẻ bị bệnh đái tháo đường như: Làm cho cơ bắp chắc khỏe, xương khớp linh hoạt hơn, sức đề kháng của bé tốt hơn, đặc biệt tinh thần của trẻ cũng thoải mái hơn yêu đời hơn. Trẻ bị tiểu đường ngoài việc tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt, nguyên tắc dùng thuốc điều trị lâu dài thị việc tập thể dục cũng sẽ mang lại các lợi ích cụ thể như sau:
- Làm giảm nồng độ đường huyết trong máu: Việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp nồng độ đường huyết trong máu giảm. Chúng ta có thể theo dõi đường huyết của trẻ thường xuyên bằng cách đo đường huyết cho trẻ ngay trước và sau khi tập thể dục. Bất kỳ hoạt động tay chân nào cũng sẽ giúp hạn đường huyết đặc biệt càng đổ nhiều mồ hôi càng tốt.
- Giúp giảm cân: Việc tập luyện thể dục hàng ngày giúp trẻ không bị thừa cân nặng. Nếu đơn thuần chỉ tập thể dục để giảm cân thì kết quả mang lại không khả quan. Chúng ta phải kết hợp xây dựng cho trẻ 1 chế độ ăn hợp lý và thời gian tập thể dục hiệu quả sẽ giúp trẻ duy trì cân nặng.
- Hạn chế tình trạng kháng insulin ở trẻ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tập luyện thể dục làm giảm cân, giảm béo phì sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế kháng insulin ở người ĐTĐ đặc biệt ở trẻ nhỏ. Điều trị đái tháo đường bằng insulin lâu sẽ dẫn đến tình trạng kháng và lệ thuộc Insulin. Việc tập luyện thể dục sẽ làm hạn chế đề kháng này từ đó giảm liều lượng thuốc. Đây là một nghiên cứu được giới các y bác sĩ đánh giá cao về việc kết hợp thuốc ,chế độ ăn với chế độ tập luyện thể dục.
Lời khuyên khi cho trẻ bắt đầu một chương trình tập luyện
- Kiểm tra đường huyết: Trước khi bắt đầu tập, kiểm tra đường huyết của trẻ để đảm bảo nó nằm trong khoảng an toàn (100-250 mg/dl). Nếu thấp hơn 100 mg/dl, nên cho trẻ ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết.
- Dừng tập khi cần thiết: Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, run tay, hoa mắt, uể oải, nên ngừng tập luyện ngay lập tức.
- Khởi động: Khởi động kỹ càng trước khi bắt đầu tập luyện là rất quan trọng để phòng tránh chấn thương.
- Uống đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước trước, trong, và sau khi tập thể dục để tránh mất nước.
- Tư vấn y khoa: Nếu trẻ có bất kỳ bệnh lý đi kèm nào, đặc biệt là các vấn đề tim mạch, nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều trị tiểu đường ở trẻ em. Việc lựa chọn đúng loại hình tập luyện và tuân theo các nguyên tắc an toàn sẽ giúp trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Bố mẹ và người chăm sóc cần hỗ trợ trẻ xây dựng một lịch trình tập luyện cân đối, kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát đường huyết, để trẻ có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh bất chấp bệnh tiểu đường.
Tập thể dục không chỉ là phần quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường mà còn là yếu tố cần thiết để phát triển một lối sống lành mạnh từ nhỏ. Vì vậy, hãy khuyến khích và hỗ trợ trẻ bắt đầu và duy trì thói quen tập luyện này mỗi ngày.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.