Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tổng quan chung
Viêm nội tâm mạc là một tình trạng trong đó màng trong của tim và các van tim bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng này có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào hệ thống máu thông qua niêm mạc miệng, vết thương hở, hoặc thông qua việc sử dụng kim tiêm. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xảy ra sau quá trình thực hiện các thủ thuật y tế, đặc biệt là sau khi vết mổ bị nhiễm trùng.
Thông thường, khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, hệ thống miễn dịch sẽ ngăn chúng tồn tại và gây hại. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có khả năng lưu thông trong máu, nếu tim đã bị tổn thương do bệnh tim hoặc bệnh nhân đang sử dụng van tim nhân tạo, vi khuẩn có thể bám vào mô tim, tránh được hệ thống miễn dịch, và gây ra một nhiễm trùng nguy hiểm.
Triệu chứng
Sốt và ớn lạnh là triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nếu bệnh gây ra các vấn đề ở tim hoặc các cơ quan khác, người bệnh cũng có thể có những triệu chứng khác như những người bị suy tim có thể khó thở hoặc sưng phù ở chân hoặc bàn chân; người bị tổn thương thận (từ các mảnh sùi bị vỡ và di chuyển theo dòng máu đến thận) có thể có nước tiểu màu đỏ hoặc nâu…
Trường hợp các mảnh sùi lớn di chuyển và gây tắc nghẽn các mạch máu trong não có thể gây ra đột quỵ não. Tình trạng đột quỵ máu não là do một phần não đột ngột bị tổn thương khi lưu lượng máu nuôi não bị giảm. Các triệu chứng của đột quỵ có thể bao gồm khó nói, yếu hoặc tê ở một hoặc cả hai cánh tay.
Nguyên nhân
Viêm nội tâm mạc là kết quả của vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào máu từ bên ngoài cơ thể. Người có trái tim khỏe mạnh thường ít phải đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, một số bệnh tim và thủ thuật được thực hiện để điều trị các bệnh tim cụ thể có thể tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nội tâm mạc phát triển. Các yếu tố này bao gồm:
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Bệnh về van tim.
- Bệnh cơ tim phì đại.
- Thay van tim nhân tạo.
- Cấy ghép các thiết bị hỗ trợ vào tim, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim.
Những người đã từng mắc viêm nội tâm mạc một lần trước đây có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng tim trở lại. Đồng thời, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, như người nhiễm HIV hoặc đã ghép tạng, cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tim và gây ra viêm nội tâm mạc.
Đối tượng nguy cơ
- Người có bất thường về tim: lấy ghép tim, bệnh tim bẩm sinh,…
- Người có hệ miễn dịch suy yếu
- Người có tiền sử viêm nội tâm mạc
Chẩn đoán
- Viêm nội tâm mạc cấy máu dương tính: do liên cầu và enterococci, tụ cầu;
- Viêm nội tâm mạc cấy máu âm tính: do sử dụng kháng sinh trước đó, liên cầu họng;
- Viêm nội tâm mạc luôn có cấy máu âm tính thực sự do vi khuẩn nội bào, đen ta huyết tành học, nuôi cấy tế bào hoặc khuếch đại gen;
- Viêm nội tâm mạc đi kèm cấy máu âm tính mặc dù chưa sử dụng kháng dinh do các vi khuẩn khó nuôi cấy như các biến thể dinh dưỡng, các vi khuẩn gram âm thuộc nhóm HACEK, Brucella và nấm.
Phòng ngừa bệnh
Những người bệnh mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể kiểm soát và hạn chế sự tiến triển của bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày theo cách đúng đắn để ngăn ngừa nhiễm trùng từ miệng và niêm mạc miệng.
- Tránh làm tổn thương da và hạn chế xỏ khuyên trên cơ thể hoặc xăm mình để tránh mở cửa cho vi khuẩn xâm nhập.
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hoặc thủ thuật ngoại khoa trong môi trường bệnh viện để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Điều trị kịp thời các tình trạng liên quan đến tim để duy trì sức khỏe tim mạch.
- Tránh sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, vì chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lối sống để đảm bảo mức đường huyết được kiểm soát tốt.
- Giải quyết ngay lập tức bất kỳ vấn đề y tế nào gây suy giảm hệ miễn dịch, bao gồm cả điều trị nhiễm HIV nếu cần.
- Tuân thủ lịch tái khám, thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Điều trị như thế nào
Hầu hết các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường được điều trị tại bệnh viện bằng thuốc kháng sinh. Những kháng sinh này sẽ đi vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch.
Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng. Trường hợp kháng sinh không thể loại bỏ nhiễm trùng, hoặc do bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây ra các biến chứng nặng về van tim thì có thể cần phải phẫu thuật.
Phẫu thuật cho bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường bao gồm việc thay thế van tim bị bệnh bằng một van tim hoạt động bình thường.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.