Viêm họng kéo dài: "Kẻ thù" dai dẳng và nguyên nhân "ẩn náu" ít ai ngờ
Viêm họng – căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi nó trở thành “kẻ thù” dai dẳng mang tên “viêm họng kéo dài”. Không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, viêm họng kéo dài còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân khiến “kẻ thù” này trở nên “ẩn náu” dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng kéo dài
Nguyên nhân khách quan
Có một số yếu tố khách quan mà bản thân người bệnh không thể phòng tránh như:
- Thay đổi thời tiết: Đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể những người có hệ miễn dịch yếu không kịp thích ứng, tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh tấn công gây viêm họng.
- Ảnh hưởng của môi trường sống: Tình trạng ô nhiễm, khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại cũng là yếu tố thúc đẩy tác nhân gây bệnh. Một số loại tác nhân gây viêm họng kéo dài trong cơ thể ví dụ như các liên cầu khuẩn, xâm nhập vào cơ thể của những người có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, chúng còn có thể lây lan theo đường hô hấp từ người này sang người khác.
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây viêm họng kéo dài
Nguyên nhân chủ quan
Tình trạng viêm họng kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Viêm họng dai dẳng lâu ngày cũng do yếu tố chủ quan từ chính người bệnh trong cách điều trị và phòng tránh. Cụ thể là:
- Người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc khi chưa đủ ngày dùng.
- Không giữ ấm và bảo vệ cơ thể khi bị bệnh, tạo điều kiện cho tác nhân tiếp tục xâm nhập gây bệnh.
- Sức đề kháng suy giảm sau thời gian bị bệnh, không được chăm sóc phục hồi.
- Có tiền sử viêm xoang.
- Loại kháng sinh sử dụng không phù hợp, chỉ tiêu diệt được một số vi khuẩn thông thường, không trị được nấm và liên cầu khuẩn khác.
- Lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc, việc điều trị không còn hiệu quả, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm.
- Ho mạnh, khạc nhổ nhiều gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng viêm loét ngày càng nặng, không thể hết ho.
- Thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống ít nước hoặc uống nhiều nước đá lạnh trong thời gian dài.
Viêm họng kéo dài và nguy cơ mắc các bệnh khác
Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, viêm họng kéo dài còn là tình trạng liên quan đến một số bệnh lý như sau:
- Dị ứng: Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn,…xuất hiện trong không khí. Khi cơ thể gặp chất dị ứng sẽ sinh ra các phản ứng để chống lại chất dị ứng đó như ho, hắt hơi,…
Viêm họng kéo dài có thể do dị ứng phấn hoa
- Trào ngược dạ dày: Tình trạng này do dư thừa acid và đẩy ngược lên vùng thực quản khiến cho vùng họng bị viêm loét không thể khỏi, thậm chí loét nặng hơn.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau: Hội chứng này xảy ra do thay đổi thời tiết, thức ăn cay,…khiến cho một lượng lớn chất nhầy dư thừa chảy ngược từ xoang xuống vùng cổ họng gây ho.
- Áp xe quanh amidan: Viêm amidan lâu ngày không trị dứt điểm sẽ dẫn đến áp xe, gây đau họng kéo dài. Bệnh nhân nếu không được điều trị dứt điểm sẽ hình thành ổ dịch mủ tại amidan và lây lan ra xung quanh.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân: Bệnh này gây ra triệu chứng viêm họng kéo dài tuy nhiên không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm
- Bệnh lậu: Đây là căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục, cổ họng và miệng (nếu quan hệ tình dục bằng miệng và không có biện pháp bảo vệ). Bệnh này sẽ bị tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.
Cần làm gì khi tình trạng viêm họng dài ngày
Viêm họng kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Một số biện pháp có thể thực hiện như sau:
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng, bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau củ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Không uống rượu bia, hút thuốc lá,…
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách: Lựa chọn bàn chải phù hợp vệ sinh răng miệng trước và sau khi đi ngủ. Không chà xát mạnh tránh gây tổn thương vùng hầu họng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách giúp phòng ngừa viêm họng
- Nếu gặp các tình trạng viêm họng, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ trước khi đi ngủ giúp điều hòa độ ẩm và nhiệt độ trong không khí, dịu cảm giác nóng rát ở cổ họng. Tuy nhiên, đừng để nhiệt độ quá thấp sẽ gây phản tác dụng, khiến bệnh viêm họng kéo dài càng nặng hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày, không uống nước lạnh một thời gian dài.
- Nếu bản thân có bệnh viêm họng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, không khạc nhổ bừa bãi giảm nguy cơ lây nhiễm cho mọi người.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.