Viêm dạ dày: triệu chứng và phân loại
Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng viêm dạ dày điển hình như đau thượng vị, buồn nôn và chướng bụng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh viêm dạ dày một cách chi tiết nhất, giúp bạn nhận biết được bệnh viêm dạ dày dễ dàng hơn.
Triệu chứng chung của viêm dạ dày
Khi nhận thấy các triệu chứng sau, người bệnh cần chú ý đến khám bệnh để sớm phát hiện và điều trị viêm dạ dày kịp thời:
- Đau vùng thượng vị: đau thường kéo dài, có thể âm ỉ hoặc đi kèm cảm giác nóng rát. Đau thường xuất hiện khi đói, ăn quá nhiều thức ăn chua, cay, nóng hoặc thức khuya.
- Ợ hơi và ợ chua: xuất hiện trong giai đoạn đầu của viêm dạ dày.
- Mất ngủ hay khó ngủ: xuất hiện khi cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên và kéo dài.
- Cảm giác đầy bụng, khó tiêu: vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức và gây loét dạ dày.
Phân loại các triệu chứng viêm dạ dày
Các triệu chứng viêm dạ dày có thể được phân loại thành 3 nhóm chính dựa trên mức độ và loại biểu hiện:
Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong khoảng 5 đến 7 ngày với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và chán ăn. Cơn đau bụng thường tập trung ở vùng giữa bụng, có thể âm ỉ hoặc đau theo từng cơn, mỗi cơn kéo dài từ 30 đến 60 phút. Đau thường khởi phát khi đói, sau khi ăn quá no, hoặc vào ban đêm khiến bệnh nhân mất ngủ. Các triệu chứng này giảm nhanh khi người bệnh sử dụng thuốc trung hòa axit dạ dày.
Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính
Trái ngược với viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mạn tính thường có ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân có thể cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu sau ăn. Ngoài ra, một số người bệnh còn có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, và xanh xao do thiếu máu kéo dài.
Triệu chứng của các bệnh lý dạ dày khác
Ngoài triệu chứng viêm dạ dày cấp và mạn tính đã nêu, một số bệnh lý dạ dày khác cũng gây ra nhiều vấn đề cho bệnh nhân:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): gây ra triệu chứng ợ nóng, trớ, và tăng tiết nước bọt.
- Bệnh dạ dày phản ứng do chất ăn mòn: gây chảy nước bọt, khó nuốt, và niêm mạc tiêu hóa sưng đỏ.
- Loét dạ dày – tá tràng: gây tiêu phân đen, nôn ra máu, hoặc đau bụng dữ dội.
- Khó tiêu: gây đau vùng thượng vị, no nhanh, đầy bụng, kèm theo buồn nôn, ợ hơi.
Cách giảm tình trạng của viêm dạ dày
Có nhiều cách để giảm tình trạng đau bụng và khó chịu do đau dạ dày. Trước khi dùng thuốc tây, bạn có thể thử các biện pháp giảm đau tại nhà sau đây:
- Xoa bóp bụng: áp tay vào bụng, xoa từ trái sang phải và lên xuống.
- Uống đủ nước: uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Chườm ấm: chườm bụng trong 10-20 phút với nhiệt độ nước khoảng 50-60 độ C.
- Hít thở đều: hít thở sâu giúp ổn định tâm trạng và giảm đau bụng.
- Tránh nằm: ngồi nghỉ ít nhất vài giờ cho đến khi cơn đau giảm.
- Tránh thực phẩm khó tiêu: hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc giàu tính axit.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng những biện pháp này không thay thế cho sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế.
Câu hỏi thường gặp về viêm dạ dày:
Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính kéo dài bao lâu?
Triệu chứng viêm dạ dày cấp tính thường kéo dài trong khoảng 5 đến 7 ngày. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế.
Có cách nào để phòng ngừa viêm dạ dày?
Để phòng ngừa viêm dạ dày, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều thức ăn cay, chua, nóng hoặc thức khuya. Bạn cũng nên tránh stress và hạn chế sử dụng thuốc có thể gây kích thích dạ dày như rượu và thuốc lá.
Liệu viêm dạ dày có thể tái phát không?
Viêm dạ dày có thể tái phát nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và các biện pháp phòng ngừa stress có thể giúp giảm nguy cơ tái phát.
Có nên tự điều trị viêm dạ dày?
Không nên tự điều trị viêm dạ dày. Khi gặp các triệu chứng viêm dạ dày, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế để được khám và điều trị đúng cách.
Viêm dạ dày có liên quan đến ung thư dạ dày không?
Viêm dạ dày không gây ra ung thư dạ dày, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kéo dài trong thời gian dài, viêm dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Nguồn: Tổng hợp