Tự nhiên bị ù tai phải làm sao? Dấu hiệu tưởng bình thường nhưng tiềm ẩn nguy hiểm
Nếu bạn đột ngột bị ù tai, đừng vội xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dù có vẻ như là triệu chứng bình thường, nhưng ù tai có thể ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về hiện tượng tự nhiên bị ù tai phải làm sao? Cũng như nguyên nhân gây ra, hãy cùng Pharmacity khám phá chi tiết trong bài viết sau.
Tự nhiên bị ù tai nguyên nhân do đâu?
Ù tai là hiện tượng tai nghe thấy âm thanh lạ, như tiếng ù, tiếng huýt sáo hoặc tiếng xì xào, mà không có nguồn âm thanh thực sự bên ngoài. Tự nhiên bị ù tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn âm thanh lớn lâu ngày có thể gây tổn thương đến các tế bào lông trong tai, dẫn đến ù tai.
- Rối loạn tai trong: Các vấn đề liên quan đến tai trong như bệnh Meniere, viêm tai giữa hoặc rối loạn ống Eustachian có thể gây ù tai.
- Chấn thương đầu: Tổn thương vùng đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến hệ thống thính giác và dẫn đến ù tai.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc lợi tiểu hoặc kháng sinh,… có thể gây ra tác dụng phụ là ù tai.
- Rối loạn tuần hoàn máu: Các vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu đến tai, gây ra hiện tượng ù tai.
Tự nhiên bị ù tai trái, phải có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?
Tự nhiên bị ù tai trái hoặc phải có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Ù tai có thể liên quan đến bệnh Meniere, khối u thần kinh thính giác, huyết áp cao hoặc nhiễm trùng tai.
Trong nhiều trường hợp, ù tai còn do căng thẳng, lo âu, hoặc tổn thương tai do tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Tình trạng này có thể nguy hiểm nếu kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, giảm thính lực, hoặc đau tai. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này, bạn nên theo dõi và đi khám bác sĩ nếu cần.
Tự nhiên bị ù tai phải làm sao?
Khi tự nhiên bị ù tai, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu tình trạng này:
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn để bảo vệ tai và giảm triệu chứng ù tai.
- Căng thẳng và lo âu có thể làm tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, mọi người cần hạn chế tối đa để bản thân rơi vào trạng thái này, cũng như có thể áp dụng một số biện pháp giúp bản thân thư giãn như đọc sách, thiền, yoga, tham gia hoạt động yêu thích…
- Caffeine và nicotine trong thuốc lá có thể làm tình trạng ù tai tệ hơn. Vậy nên, mọi người cần hạn chế hoặc ngừng sử dụng những chất này có thể giúp cải thiện tình trạng.
- Nếu ù tai kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và được tư vấn điều trị phù hợp.
Bị ù tai khi nào nên đi khám bác sĩ
Ù tai có thể là hiện tượng bình thường và tự biến mất, nhưng trong một số trường hợp sau đây bạn nên đến gặp bác sĩ:
- Tình trạng ù tai kéo dài
- Khi ù tai đi kèm với chóng mặt, giảm thính lực, đau tai, hoặc chảy dịch từ tai,…
- Nếu bạn bị ù tai đột ngột, đặc biệt là một bên tai và kèm theo giảm thính lực, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, cần được thăm khám ngay.
Một số cách phòng ngừa bị ù tai hiệu quả
Để phòng ngừa hiện tượng ù tai, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Nên sử dụng nút tai hoặc tai nghe chống ồn khi ở trong môi trường ồn ào hoặc tham gia các sự kiện âm nhạc lớn.
- Kiểm soát huyết áp, cholesterol và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ hệ thống tuần hoàn và giảm nguy cơ ù tai.
- Hạn chế việc sử dụng thuốc có thể gây ù tai nếu không cần thiết, và luôn hỏi ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc.
- Giữ tai sạch sẽ, khô ráo và tránh việc ngoáy tai quá sâu có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai gây ù tai.
Tóm lại, ù tai có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ những nguyên nhân đơn giản đến những tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này, hãy theo dõi và chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.