Trẻ chậm đi nên làm gì?
Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ đạt được nhiều cột mốc phát triển, đặc biệt là ở khả năng vận động từ việc biết lật, biết bò, biết ngồi cho đến biết đi. Mặc dù trẻ thường biết đi vào khoảng 1 tuổi nhưng không phải tất cả trẻ em đều đạt được tốc độ phát triển như nhau. Đối với một số trẻ, việc chậm biết đi một có thể khiến ba mẹ lo lắng con mình có đang phát triển bình thường và khỏe mạnh hay không. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân bé chậm đi và cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm đi qua bài viết này.
Nguyên nhân bé chậm đi
Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng trẻ chậm biết đi là:
Trẻ sinh non
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non. Em bé bị sinh non là bé được ra đời trước khi hoàn tất quá trình lớn lên trong bào thai. Trẻ sinh non thiệt thòi hơn so với những bé được sinh đủ tháng vì mọi cơ quan trong cơ thể còn chứa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Với một cơ thể yếu ớt, bé khó có thể trụ vững, biết đi sớm như các bé cùng tháng tuổi. Tất nhiên, không phải em bé sinh non nào cũng chậm đi. Tình trạng chậm biết đi tùy thuộc vào mức độ sinh non, số tháng của bé nằm trong tử cung mẹ trước khi chào đời.
Bẩm sinh – tự nhiên
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé chậm biết đi và cũng không phải do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cả. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị chậm đi từ lúc còn thơ ấu thì em bé có khả năng bị chậm đi. Đây thường là do rối loạn tâm lý như quá nhút nhát, sợ ngã đau nên đã kéo chậm thời điểm tập đi của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể an tâm là trẻ sẽ đạt được tất cả các cột mốc quan trọng, các kỹ năng khác, chỉ là muộn hơn một chút so với bạn bè đồng trang lứa.
Tính cách của bé
Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, có bé năng động nhưng cũng có bé trầm tính. Thực tế có nhiều trẻ đã biết đi nhưng chỉ thích nằm và ngồi một chỗ, tự chơi một mình, không thích nói hay giao tiếp với ai khác. Điều này khiến nhiều cha mẹ hiểu lầm rằng bé chậm biết đi, chậm nói hoặc chậm phát triển.
Mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp
Có một số ít trường hợp trẻ chậm trễ trong các kỹ năng vận động như đi lại, cầm, kéo, ném, nâng đỡ đồ vật,… Điều này có thể do cơ bắp hoặc cấu trúc cơ thể của bé gặp phải những bệnh lý bất thường, khiến trương lực cơ yếu như chứng loạn dưỡng cơ, dị tật một đoạn xương chân nào đó (đặc biệt là đoạn khớp với xương hông), chứng teo cơ bắp chân, suy nhược cơ hay một số bệnh về cơ bắp khác. Những rối loạn này đặc biệt hay gặp ở tay và chân. Đặc điểm nhận dạng của những em bé mắc các chứng bệnh trên là chân tay rất bé, yếu ớt, không có các vận động phản xạ liên tục và không có các vận động tự phát. Do đó, em bé thường không thể biết đi đúng thời điểm như các bé khỏe mạnh khác.
Các bệnh lý nội tạng
Các bệnh lý bên trong nội tạng có thể khiến thể lực của bé rất kém nên em bé không thể biết đi đúng theo thang đo phát triển. Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan,… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ. Em bé chỉ đủ sức để duy trì sự sống nên không có đủ thể lực để làm các việc khác như tập đi. Vì vậy, tình trạng chậm biết đi gần như là một kết quả được dự báo từ trước.
Cách chăm sóc của cha mẹ
Những bé từng bị bệnh trong một khoảng thời gian dài, nằm bệnh viện nhiều lần, phải uống nhiều loại thuốc hoặc được bố mẹ bảo bọc quá mức, thường cho nằm, bế đi mọi nơi,… sẽ không có cơ hội tập đi nên bé sẽ chậm biết đi hơn những bé khác.
Ngoài ra, thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biết đi chậm hơn so với những bé khác khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng. Trọng lượng cơ thể lớn khiến cơ chân của bé yếu, không dễ dàng di chuyển cơ thể và khó khăn trong việc tập đi.
Trẻ chậm biết đi do di truyền
Nếu cha, mẹ hoặc cả hai có tiền sử chậm biết đi trong thời thơ ấu thì khả năng cao là sẽ di truyền đặc điểm này cho bé cưng.
Nếu trẻ chậm biết đi nhưng vẫn phát triển về kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức… thì bạn không cần lo lắng. Bởi vì trường hợp này không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào. Thay vào đó, ba mẹ cần kiên nhẫn và khuyến khích con tự tin tập đi nhiều hơn.
Biểu hiện chậm tập đi ở bé
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu thấy hiện tượng trẻ chậm biết đi cha mẹ không nên đợi tới khi em bé đủ 18 tháng tuổi mà nên cho trẻ đi khám sớm nếu thấy em bé quá chậm chạp trong quá trình phát triển hệ vận động. Một số dấu hiệu trẻ chậm biết đi, đó là:
- Trẻ chậm biết lẫy, chậm biết ngồi và bò,… so với các mức thang phát triển vận động thông thường,… như đã phân tích ở trên.
- Trẻ 4 tháng tuổi chưa biết lẫy hoặc chưa cứng đầu, đầu không thể tự nâng đầu mình lên và nghiêng đầu nhìn mọi vật xung quanh thì cha mẹ nên chú ý tới sự chậm phát triển trong vận động của trẻ ngay từ lúc này.
- Đến tháng thứ 6 trẻ vẫn không thể tự tay cầm nắm đồ vật và với lấy thứ mình mong muốn ở trước mặt đây cũng sẽ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng trẻ chậm biết đi trong tương lai.
- Đến thời điểm hết 12 tháng trẻ không thể tự đứng một mình hoặc tự ngồi một mình, luôn cần tới sự trợ giúp của người thân thì đây sẽ là một trong số những biểu hiện cảnh báo trẻ có thể chậm biết đi.
Cần làm gì khi bé chậm tập đi?
Có nhiều cách để thúc đẩy bé biết đi đúng thời hạn, ví dụ như can thiệp dinh dưỡng, sử dụng thuốc hỗ trợ để bổ sung các vi chất và muối khoáng… Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm đi và tìm cách khắc phục nguyên nhân đó. Dưới đây là một số cách dạy trẻ chậm biết đi do thiếu sự vận động.
Nắn tay, chân cho trẻ
Thường xuyên thực hiện các động tác nắn chân và nắn tay cho bé. Khi nắn thì chân tay duỗi thẳng ra, bố mẹ hoặc người thân vừa nắn và vừa trò chuyện với bé, làm cho em bé vừa cảm thấy thoải mái, vừa có thể học ngôn ngữ và vừa có ích cho sự vận động của bé. Việc nắn tay chân sẽ giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ và làm tăng khả năng phản xạ của gân xương. Một trong những cách dạy trẻ chậm biết đi bằng phương pháp nắn tay chân, đó là thực hiện động tác kích thích đôi chân của bé đó là co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. Hiệu quả của việc nắn tay chân là làm tăng khối cơ chân và sức co của đôi chân.
Kích thích trẻ vận động
Cách dạy trẻ chậm biết đi bằng cách để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ, sẽ kích thích sự vận động của trẻ. Ba mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa, là những món đồ chơi mà các bé rất thích. Bé có thể cầm thìa để mút và gặm cốc, hoặc dùng thìa gõ vào cốc để phát ra tiếng động. Nếu có thể, ba mẹ nên lựa chọn những đồ chơi, vật dụng được làm bằng chất liệu gỗ để đảm bảo an toàn đối với trẻ, vì chúng không vỡ và không gây chấn thương. Ban đầu, ba mẹ hãy đưa bé đến một sàn rộng, sau đó để đồ chơi ra xa tầm với của bé. Để lấy được món đồ chơi mà bé thích thì bé phải với, trườn, bò. Đó là cách dạy trẻ chậm biết đi.
Tạo không gian để bé tập đi
Cha mẹ hãy bố trí một khu vực đủ rộng và an toàn để bé có thể tập đi. Muốn trẻ tập đi được, phải có không gian để trẻ tập bò và vận động. Với cách dạy trẻ chậm biết đi này, cha mẹ có thể bố trí thêm các điểm tựa cho bé như thành ghế, bàn hoặc thành giường, tay vịn ở trên tường, tuy nhiên cần đảm bảo an toàn cho bé và có tác dụng kích thích bé tập đi. Khi đó, bé sẽ tự tin hơn trong việc tập đi, nhất là với những bé hơi nhút nhát.
Nâng đỡ bé
Ba mẹ cần phải kích thích và nâng đỡ bé để giúp bé tập đi. Nâng đỡ tức là khi bé cố gắng tập một động tác nào đó thì ba mẹ có thể hỗ trợ để giúp bé thực hiện thành công và khiến bé thấy việc tập vận động là rất thú vị. Nâng đỡ trong cách dạy trẻ chậm biết đi còn giúp bé không hoảng sợ khi tập bò, tập đứng hay tập đi. Với việc tập đi, thì khi bé đứng, cha mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của bé để bé cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi. Cứ thế, bé được tập luyện từng ngày, bé sẽ thấy hứng thú và dần dần thích được làm các động tác khó hơn ở những lần sau.
Để trẻ ở gần những trẻ cùng trang lứa khác
Để trẻ ở gần với những trẻ có khả năng phát triển vận động tương tự hoặc hơn bé sẽ lôi cuốn và kích thích trẻ làm theo. Đây cũng là một trong những cách dạy trẻ chậm biết đi, tuy nhiên, cần tránh để trẻ vào nhóm chênh lệch sự vận động vì có thể không có tác dụng kích thích trẻ. Khuyết điểm của biện pháp này có thể khiến trẻ bị lây nhiễm từ trẻ khác nếu trẻ đó bị bệnh, tuy nhiên nó có tác dụng rất tích cực.
Có nên can thiệp phục hồi chức năng khi trẻ chậm tập đi hay không?
Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ bị chậm biết đi, đó là do bệnh bại não. Lúc này, trẻ cần sự can thiệp phục hồi chức năng. Sau đây là một số kỹ thuật giúp trẻ tập đứng và đi:
Phục hồi chức năng bằng cách tạo thuận lợi cho việc đứng trong bàn đứng
Đặt trẻ nằm sấp trên bàn đứng, hai chân để rộng hơn vai, dùng đai cố định ở gối, háng và ngực của trẻ. Sau đó, tựa bàn đứng vào cạnh bàn và đặt vài đồ chơi ở trên bàn để khuyến khích trẻ với tay đến phía trước hoặc hai bên lấy đồ chơi.
Phục hồi chức năng bằng cách tạo thuận lợi để dồn trọng lượng lên từng chân
Đặt trẻ đứng bám vào tường, hai chân đế rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần, lặp lại với chân bên kia bằng cách đổi bên.
Phục hồi chức năng bằng cách tập đi trong thanh song song
Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song, hai chân đế rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
Phục hồi chức năng bằng cách tập đi với khung đi
Đặt trẻ đứng bám hai tay vào tay cầm của khung tập đi, hai chân đế rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
Kết luận khi trẻ chậm biết đi, cha mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó cần xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm đi và tìm cách khắc phục nguyên nhân đó. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ xương khớp của bé. Hy vọng bài viết này mang lại các kiến thức bổ ích để các bậc phụ huynh có thể yên tâm chăm sóc con trẻ của mình tại nhà.
Kết luận
Chăm sóc và phát triển cho trẻ luôn là một hành trình đầy yêu thương và kiên nhẫn. Khi trẻ chậm biết đi, điều quan trọng nhất là cha mẹ không nên quá lo lắng. Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển riêng và có thể cần thêm thời gian để đạt được các cột mốc này. Điều cần làm là xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm đi và tìm cách khắc phục. Ngoài việc can thiệp về mặt y tế khi cần thiết, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ vận động thông qua các hoạt động như nắn tay chân, tạo không gian rộng rãi để bé tập đi, và nâng đỡ bé trong những bước đầu tiên. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và tạo môi trường an toàn, thân thiện cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy luôn kiên nhẫn, yêu thương và đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển quan trọng này.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.