Tổng quan quy trình đăng ký khám bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là tuyến đầu, nơi tiếp nhận hàng ngàn lượt khám và chữa bệnh mỗi ngày. Điều này sẽ khiến nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc liệu quy trình đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có khó không. Để trả lời thắc mắc này, còn chần chờ gì mà không cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trở thành bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế
Tổng quan về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Lịch sử hình thành bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thành lập vào ngày 21/11/1979 theo quyết định số 4951/QĐTC của UBND Thành phố Hà Nội.
Đến nay, bệnh viện đã có gần 40 năm hoạt động và phát triển. Từ những ngày đầu thành lập bệnh viện ở Hà Nội, bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Y tế, của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội. Đồng thời có sự hỗ trợ cũng như hợp tác về vấn đề chuyên môn của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Đại học Y Hà Nội và một số bệnh viện khác.
Ngoài ra, nhờ có sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân từ những quốc gia trên thế giới cũng đã góp một phần trong việc xây dựng cũng như củng cố trang thiết bị ngày càng hoàn thiện và hiện đại như ngày hôm nay.
Sau một quá trình dài phát triển, bệnh viện cũng đã được Thành phố Hà Nội công nhận là bệnh viện chuyên khoa hạng I. Từ đó, bệnh viện Phụ sản Hà Nội trở thành một trong những địa chỉ uy tín và tin cậy dành cho các chị em phụ nữ trên địa bàn thủ đô và các tỉnh thành lân cận.
Để giúp nâng cao và hoàn thiện chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân thành phố, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã và đang hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng bệnh viện ngày càng khang trang, văn minh cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa của người dân.
Thành tựu đạt được
Đánh dấu chặng đường 40 năm, từ một bệnh viện nhỏ với 100 giường bệnh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã nhanh chóng đạt đến con số 700 giường bệnh cùng với 41 khoa, phòng, tổ, bộ cũng như trung tâm trực thuộc. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội gồm có 230 bác sĩ, 45 dược sĩ, 858 hộ sinh cùng với điều dưỡng và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm chăm sóc cho hàng ngàn người bệnh.
Đặc biệt hơn, 10 năm trở lại đây, Bệnh viện cũng đã đạt được nhiều thành tích vượt trội và có những bước phát triển mạnh mẽ trong công tác chuyên môn. Mỗi năm, Bệnh viện thực hiện hơn 40.000 ca đẻ, 20.000 ca phẫu thuật sản phụ khoa cùng với hàng chục ngàn ca thủ thuật và gần một triệu lượt khám trong mỗi năm. Trong đó, bao gồm nhiều ca bệnh khó và hiếm gặp đã được điều trị thành công.
Với những thành tích đáng tự hào nêu trên, từ 1999 đến nay, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước, Đảng bộ và Chính phủ và Bộ Y tế trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất, Cờ thi đua và Bằng khen Thành tích Xuất sắc.
Thời gian hoạt động
Dưới đây là thời gian hoạt động cụ thể của bệnh viện. Bạn có thể tham khảo để sắp xếp công việc phù hợp.
Lịch hoạt động chung:
- Thứ 2 đến Thứ 7: 7:30 – 16:30
- Bệnh viện sẽ không hoạt động vào chủ nhật và những ngày lễ.
Lịch khám của phòng khám sơ sinh:
- Sáng: 8:30 – 11:30
- Chiều: 14:30 – 16:30 .
- Làm việc hằng ngày (Ngoại trừ thứ 7, chủ nhật và dịp nghỉ lễ).
Khám phụ khoa tự nguyện :
- Mùa hè (15/4 – 14/10) : 6:30 – 17:00
- Mùa đông (15/10 – 14/4) : 7:00 – 17h00.
Lưu ý: Bệnh nhân nên đến trước 16:30. Sau thời gian này, khoa khám phụ khoa tự nguyện chỉ khám cho những bệnh nhân đã đăng ký.
Khoa khám sản tự nguyện: 7:00 – 17:00.
Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh:
- Sáng: 7:30 – 12:30
- Chiều: 13:30 – 16:30.
Tổng quan về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 6 chuyên khoa Cận lâm sàng, 19 chuyên khoa Lâm sàng, cung cấp nhiều dịch vụ thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị các vấn đề sản phụ khoa.
- Các dịch vụ khám bệnh: Khám vú, phụ khoa, khám tổng quát trước khi đặt phương tiện tránh thai…
- Chụp vòi trứng – tử cung, chụp X-quang số hóa, chụp vú…
- Khám thai, đo tim thai, làm hồ sơ quản lý thai, chăm sóc sức khỏe thai kỳ…
- Siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm Doppler, siêu âm tuyến vú, siêu âm màu 3D, 4D, siêu âm tinh hoàn,…
- Định lượng các chỉ số quan trọng trong máu như: Urê, Protein toàn phần, Acid Uric, Albumin, Glucose, Mg, Sắt, Calci, HbA1c…
- Điện di huyết sắc tố, điện tâm đồ,…
- Tổng phân tích nước tiểu bằng máy phân tích tự động nhiều thông số.
- Mổ nam khoa, mổ nội soi, phụ khoa,…
- Các dịch vụ xét nghiệm như: Anti-beta2 Glycoprotein, Anti – Cardiolipin, Rubella, Herpes Simplex Viru, Toxoplasma,…
- Các thủ thuật Laser: Teo âm đạo thời kỳ mãn kinh, trẻ hóa âm đạo, tiểu không tự chủ,…
- Phẫu thuật lấy thai dịch vụ cả đơn thai và đa thai, đẻ thường dịch vụ chọn khoa và chọn bác sĩ,…
- Đặt, tháo dụng cụ tử cung, tháo que tránh thai,…
- Mổ đẻ chủ động đơn thai và đa thai, giảm đau trong đẻ…
- Rã đông trứng, rã đông phôi, bảo quản phôi đông lạnh…
- Hút thai, gắp thai hoặc phá thai to theo yêu cầu,…
Quy trình đăng ký khám bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Việc hiểu rõ quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ giúp chị em chủ động hơn và không mất quá nhiều thời gian khi thăm khám.
Quy trình thăm khám phụ khoa dịch vụ tại bệnh viện như sau:
- Bước 1: Người bệnh tiến hành mua sổ khám bệnh ở tầng 1.
- Bước 2: Nộp sổ ở quầy lễ tân, cung cấp thông tin về nhu cầu khám bệnh cho nhân viên y tế để được ghi vào sổ và nhận số khám bệnh. Nếu người bệnh có thẻ BHYT thì đưa kèm theo Chứng minh nhân dân cùng với sổ khám.
- Bước 3: Cầm sổ và di chuyển ra quầy theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tiến hành đóng tiền khám bệnh.
- Bước 4: Đến phòng khám sau đó chờ đến lượt rồi vào khám.
- Bước 5: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Người bệnh có thể được chỉ định đi thực hiện các xét nghiệm hay siêu âm.
- Bước 6: Trở lại quầy đóng tiền, nhận hóa đơn sau đó đi làm xét nghiệm.
- Bước 7: Đem theo kết quả siêu âm và xét nghiệm tới gặp bác sĩ ban đầu.
- Bước 8: Bác sĩ đưa sẽ ra chẩn đoán xác định và phác đồ điều trị.
- Bước 9: Thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo thời gian được yêu cầu.
Trên đây chỉ là quy trình áp dụng cho khám phụ khoa dịch vụ, nếu muốn biết thêm về các quy trình khám bệnh khác, bạn vui lòng liên hệ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để có thể được giải đáp cụ thể hơn.
Quy trình đăng ký khám bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Địa chỉ và thông tin liên hệ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thường xuyên tiếp nhận những ca bệnh cấp cứu hoặc phụ nữ mang thai chuyển dạ. Do đó, để rút ngắn thời gian tìm kiếm địa chỉ cũng như phương thức liên lạc, người bệnh được khuyến khích nên ghi nhớ một số thông tin quan trọng sau:
Hiện tại, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có 3 cơ sở chính thức là:
- Cơ sở 1: Số 929, đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Số 38, đường Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Cơ sở 3: Số 10, đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Các thông tin liên lạc khác:
- Số điện thoại cơ sở 2: 0246 2785 746
- Số điện thoại cơ sở 3: 0243 3512 424
- Số điện thoại cấp cứu: 0243 8343181
- Số điện thoại đặt khám: 19006922
Kết luận: Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn quy trình khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có được những trải nghiệm tốt hơn khi khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.