Thuốc tê Lidocain: Thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng thuốc
Lidocaine, còn có tên khác là xylocain và lidocain, là một loại thuốc gây tê cục bộ. Nó cũng được sử dụng để điều trị nhịp tim thất trái và thực hiện gây tê thần kinh. Lidocaine trộn với một lượng nhỏ adrenaline (epinephrine) cho phép gây tê liều cao hơn, bớt chảy máu hơn, và gây tê với thời gian lâu hơn. Khi được sử dụng như thuốc tiêm, Lidocaine thường bắt đầu có hiệu lực trong vòng bốn phút và kéo dài trong nửa giờ đến ba giờ. Hỗn hợp lidocaine cũng có thể xoa trực tiếp lên da hoặc niêm mạc để gây tê trực tiếp cục bộ.
Lidocaine được phát hiện ra năm 1946 và được bán ra thị trường năm 1948. Chất này nằm trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO, gồm các thuốc hiệu quả và an toàn nhất trong một hệ thống y tế.
Công thức hóa học của Lidocain
Thông tin thuốc Lidocain
Tên chung quốc tế: Lidocain.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Hàm lượng và liều lượng được tính theo lidocain Dung dịch 4% (25ml, 50ml), dung dịch 5% (20ml) để pha với dung dịch glucose 5% thành 250, 500, 1000 ml dịch tiêm truyền tĩnh mạch lidocain hydroclorid 0,2%, 0,4%, 0,8%, 1%.
Thuốc dùng ngoài: Gel: 2% (30ml); 2,5% (15ml). Thuốc mỡ: 2,5%, 5% (35g). Dung dịch: 2% (15ml, 240ml); 4% (50ml). Kem: 2% (56g).
Dược lý và cơ chế tác dụng
Lidocain có phạm vi ứng dụng rộng rãi làm thuốc gây tê, có hiệu lực trong mọi trường hợp cần một thuốc gây tê có thời gian tác dụng trung bình.
Lidocain là thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh Na+, nhóm 1B, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất.
Chỉ định:
- Gây tê tại chỗ niêm mạc trước khi thăm khám, nội soi, đặt thiết bị, hoặc tiến hành các thủ thuật khác và giúp giảm triệu chứng đau trong nhiều bệnh.
- Gây tê từng lớp và gây tê phong bế thần kinh bao gồm gây tê thần kinh ngoại biên, gây tê hạch giao cảm, gây tê khoang cùng, gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống.
- Điều trị cấp tính các rối loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim hoặc khi tiến hành các thao tác kỹ thuật ở tim như phẫu thuật tim hoặc thông tim.
- Điều trị ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim, điều trị nhịp nhanh thất và rung thất.
Lidocain dạng tiêm
Chống chỉ định
- Quá mẫn với thuốc tê nhóm Amid.
- Bệnh nhân có hội chứng Adams – Stokes hoặc có rối loạn xoang – nhĩ nặng, suy cơ tim nặng, block nhĩ – thất ở tất cả các mức độ hoặc block trong thất (không có thiết bị tạo nhịp).
- Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Tác dụng phụ:
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tim mạch: Hạ huyết áp, đỏ bừng, viêm tắc tĩnh mạch.
- Thần kinh trung ương: Rùng mình, nhức đầu khi thay đổi tư thế.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Tim mạch: Rối loạn nhịp, trụy tim mạch, ngừng tim, sốc tuần hoàn.
- Hô hấp: Khó thở, co thắt phế quản, suy hô hấp.
- Thần kinh trung ương: Ngủ lịm, hôn mê, nói líu nhíu, co giật, sảng khoái, ảo giác, kích động, lo lắng, sợ hãi, dị cảm.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Quá mẫn: Phản ứng phản vệ, quá mẫn.
- Thần kinh cơ xương: Run, suy nhược.
- Da: Ngứa, phát ban, phù da, tê quanh môi và đầu lưỡi.
Liều dùng
Gây tê tại chỗ:
- Bôi trực tiếp dung dịch lidocain hydroclorid 2% – 10% lên niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường niệu – sinh dục.
- Liều tối đa an toàn cho người lớn (70kg) là 500 mg Lidocaine.
Gây tê từng lớp:
- Tiêm trực tiếp Lidocain hydroclorid 0,5% – 1% vào mô.
- Liều lượng:
- Không pha adrenalin: tối đa 4,5 mg/kg.
- Pha adrenalin: tối đa 7 mg/kg.
Gây tê phong bế vùng:
- Tiêm dưới da dung dịch Lidocain hydroclorid với nồng độ và liều lượng tương tự như gây tê từng lớp.
Gây tê phong bế thần kinh:
- Tiêm dung dịch Lidocain 1% – 1,5% vào hoặc gần dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi.
- Liều lượng: 1 – 1,5% với liều khuyến cáo như gây tê từng lớp.
- Thời gian tác dụng: 2 – 4 giờ.
Điều trị cấp tính loạn nhịp thất:
- Liều nạp: 3 – 4 mg/kg trong 20 – 30 phút.
- Ví dụ: 100mg liều đầu, sau đó 50mg mỗi 8 phút cho 3 lần tiếp theo.
- Liều duy trì: 1 – 4 mg/phút bằng cách truyền tĩnh mạch.
- Thời gian đạt nồng độ ổn định: 8 – 10 giờ.
Chống chỉ định:
- Chống chỉ định tuyệt đối cho các trường hợp có tiền sử dị ứng hay quá mẫn với thuốc tê nhóm amid
- Người mắc hội chứng Adams-Stokes, Wolff-Parkinson-White hoặc một số rối loạn nhịp như rối loạn xoang nhĩ nặng, blốc nhĩ – thất tất cả các mức độ, block trong thất (không có thiết bị tạo nhịp)
- Suy cơ tim nặng
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Những lưu ý khi sử dụng
- Cần thận trọng ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan nặng vì có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc Lidocain.
- Không dùng sản phẩm Lidocain chứa chất bảo quản để gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng khoang cùng.
- Cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy tim, suy hô hấp nặng, thiếu oxygen máu nặng, giảm thể tích máu hoặc sốc, block tim không hoàn toàn, nhịp tim chậm và rung nhĩ.
- Methemoglobin huyết: Đã có báo cáo về tình trạng methemoglobin huyết ở bệnh nhân dùng thuốc gây tê cục bộ. Tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức cùng với việc ngừng thuốc gây mê và các chất oxy hóa khác. Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase, methemoglobin huyết bẩm sinh hoặc vô căn, tổn thương tim hoặc phổi hoặc trẻ sơ sinh <6 tháng có nguy cơ cao hơn và cần được theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu và triệu chứng của methemoglobin huyết như da xanh tím, nhức đầu, mạch nhanh, khó thở, choáng, mệt.
- Bệnh nhân ốm nặng hoặc suy nhược nên dùng cẩn thận vì dễ bị ngộ độc toàn thân.
- Không được tiêm thuốc tê Lidocain vào những mô bị viêm hoặc nhiễm khuẩn và niệu đạo bị chấn thương vì thuốc có thể được hấp thu nhanh và gây phản ứng toàn thân thay vì phản ứng tại chỗ.
- Thời kỳ mang thai: Thuốc Lidocain đã được dùng rộng rãi trong phẫu thuật cho bệnh nhân mang thai mà không thấy thông báo về những tác dụng có hại đối với người mẹ và thai nhi.
- Thời kỳ cho con bú: Lidocain phân bố trong sữa mẹ với lượng rất nhỏ, vì vậy không có nguy cơ gây tác dụng có hại cho trẻ bú mẹ.
- Cần tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ khi sử dụng Lidocain.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.