Stadexmin (500 viên/chai)

: P02118

Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website, App chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng xác nhận bạn là dược sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm này

Hoạt chất: Betamethasone 0.25mg, Dexchlorpheniramine 2mg

Công dụng: Điều trị các trường hợp phức tạp ở đường hô hấp , dị ứng da và mắt...

Đối tượng sử dụng: Người lớn, trẻ trên 6 tuổi 

Hình thức: Viên nén

Thương hiệu: STADA

Nơi sản xuất: Công ty TNHH LD Stada (Việt Nam)

* Thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sĩ

Xem các nhà thuốc còn hàng

Các hình thức giao hàng

star-iconFreeship cho đơn hàng từ  300.000 đ

Viettel Post

Ahamove

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 đ.

Đủ thuốc chuẩn, tư vấn tốt.

Tích lũy P-Xu Vàng thưởng và sử dụng P-Xu Vàng cho mọi giao dịch.

Thành phần: 
Mỗi viên nén dài chứa Betamethasone 0.25mg, Dexchlorpheniramine 2mg
Tá dược vừa đủ 1 viên: lactose monohydrat, croscarmellose natri, povidon K30, magnesi stearat, màu sunset yellow, màu ponocau 4R 

Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)                         
Thuốc Stadexmin được chỉ định dùng điều trị các trường hợp phức tạp ở đường hô hấp, dị ứng da và mắt, cũng như các rồi loạn viêm mắt, cần chỉ định thêm liệu pháp corticosteroid tác dụng toàn thân.

Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)     
- Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.                                                                                       
- Trẻ em duới 6 tuổi.                                                               
- Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.                                       
- Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO).                                                                       
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân.                                 
- Loét dạ dày, tá tràng.                                                           
- Tăng nhãn áp góc hẹp.                                                       
- Phì đại tuyến tiền liệt hay tắc cổ bàng quang

Liều dùng      
* Cách dùng:  Dùng đường uống
* Liều dùng:                                                                       
Liều tùy thuộc vào từng cá nhân và điều chỉnh phù hợp với từng bệnh riêng biệt được điều trị, mức độ bệnh và sự đáp ứng của bệnh nhân.
* Người lớn và trẻ em > 12 tuổi:                                             
- Liều khởi đầu khuyến cáo: 1 - 2 viên x 4 lần/ngày, sau khi ăn và lúc di ngủ. Không dùng quá 8 viên/ngày.           
- Ở trẻ nhỏ hơn, điều chỉnh liều phù hợp với mức độ bệnh và sự đáp ứng của bệnh nhân hơn là dựa vào tuổi hoặc thể trọng. 
* Trẻ em từ 6 - 12 tuổi:                                                             
- Uống 1/2 viên x 3 lần/ngày. Nếu cần thêm một liều hàng ngày, tốt nhất là uống vào lúc đi ngủ. Không dùng quá 4 viên/ngày.                                                                - Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ 
Betamethasone                                                                   
Các tác dụng không mong muốn của betamethason liên quan đến cả liều và thời gian điều trị. Giống như các corticosteroid khác, các tác dụng không mong muốn bao gồm các rối loạn về nước và chất điện giải, cơ xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt và chuyển hóa. 
* Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10                                       
- Chuyển hóa: Giữ natri và nước, tăng đào thải kali.         
- Nội tiết: Kinh nguyệt bất thường, hội chứng Cushing, chậm tăng trưởng ở trẻ em, giảm dung nạp với glucose, biểu hiện bệnh đái tháo đường tiềm ẩn.                              - Cơ xương: Teo cơ, yếu cơ, loãng xương, chứng gãy xương bệnh lý, đặc biệt là chứng rạn nứt cột sống, hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi. 
* Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100                                               
- Hệ tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, thủng và chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy cấp.                                               
- Thần kinh: Sảng khoái, mất ngủ, kích động.         
- Mắt: Tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể. 
* Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000                                 
- Da: Mụn trứng cá, xuất huyết, vết máu bầm, chứng rậm lông, chậm liền sẹo.
**Dexchlorpheniramin maleat 
* Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10                                       
- Hệ thần kinh trung ương: Ngủ gà, an thần.                       
- Hệ tiêu hóa: Khô miệng. 
* Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 10000                                     
- Toàn thân: Chóng mặt.                                                         
- Hệ tiêu hóa: Buồn nôn.                                                         
- Hướng dẫn cách xử trí ADR: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
* Quá liều và cách xử trí:                                                         
- Nếu dùng thuốc quá liều dễ gây nên những biến chứng cấp tính, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh:                                                                                          - Dấu hiệu dùng thuốc quá liều: Bệnh nhân có cảm giác thèm ăn dữ dội; bị loãng xương, tăng đường huyết, giảm khả năng tái tạo mô; dễ nhiễm khuẩn.                            - Xử lý: Cần đến các cơ sở y tế để theo dõi điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu và huyết tương có trong máu. Bên cạnh đó, bạn nên ngưng dùng thuốc để nghe ý kiến chỉ định của bác sĩ.

Thận trọng                                                                               
** Betamethason 
- Khi dùng corticosteroid toàn thân phải rất thận trọng trong trường hợp suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim mới mắc, tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, tăng nhãn áp, thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương, loét đường tiêu hóa, loạn tâm thần và suy thận. Trẻ em có thể tăng nguy cơ đối với một số tác dụng không mong muốn, ngoài ra corticosteroid có thể gây chậm lớn. Người cao tuổi cũng có thể tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn.                                                     
- Thường chống chỉ định corticosteroid trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp không được kiểm soát bằng hóa trị liệu kháng khuẩn thích hợp. Bệnh nhân đang dùng liệu pháp corticosteroid dễ mắc nhiễm khuẩn hơn, mặt khác, triệu chứng của những bệnh này có thể bị che lấp cho mãi đến giai đoạn muộn.
- Người bệnh bị lao tiến triển hoặc nghi lao tiềm ẩn không được dùng corticosteroid trừ trong rất hiếm trường hợp dùng để bổ trợ cho điều trị với thuốc chống lao. Người bệnh lao tiềm ẩn phải được theo dõi chặt chẽ và phải dùng hóa dự phòng chống lao, nếu liệu pháp corticosteroid phải kéo dài.                                                                  - Nguy cơ thủy đậu và có thể cả zona nặng, tăng ở người bệnh chưa có miễn dịch khi dùng corticosteroid toàn thân, và người bệnh phải tránh tiếp xúc với các bệnh này. Người bệnh chưa có miễn dịch mà tiếp xúc với thủy đậu cần được gây miễn dịch thụ động. Thận trọng tương tự cũng được áp dụng với bệnh sởi. Không được dùng vaccin sống cho người bệnh đang dùng liệu pháp corticosteroid toàn thân liều cao và ít nhất cả trong ba tháng sau, có thể dùng các vaccin chết hoặc giải độc tố, mặc dù đáp ứng có thể giảm.                         
- Trong quá trình dùng liệu pháp corticosteroid dài hạn, phải theo dõi người bệnh đều đặn. Có thể cần phải giảm lượng natri và bổ sung calci và kali.
** Dexchlorpheniramin maleat
- Do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin nên thận trọng trong các trường hợp như tăng nhãn áp góc hẹp, bí tiểu, tăng sinh tuyến tiền liệt, hay tắc nghẽn môn vị tá tràng.                                     
- Tác dụng an thần của dexchlorpheniramin maleat tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thi thời với các thuốc an thần khác.                                                              - Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe và vận hành máy    - Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng phụ chống tiết acetylcholin.
* Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Phụ nữ có thai: 
Sử dụng Stadexmin cho phụ nữ mang thai, hay phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đòi hỏi phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và khả năng gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Những trẻ có mẹ dùng liều corticoid đáng kể lúc có thai nên được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu giảm năng tuyến thượng thận.
* Phụ nữ cho con bú:
Sử dụng Stadexmin cho phụ nữ cho con bú đòi hỏi phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và khả năng gây nguy hiểm cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. 
* Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc: 
Người lái xe và vận hành máy móc cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ gây ngủ gật khi dùng thuốc, đặc biệt khi khởi đầu điều trị. Hiện tượng này thấy rõ khi dùng chung với thức uống có chứa cồn hoặc thuốc có cồn.

Tương tác thuốc 
* Betamethason 
- Dùng đồng thời với các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, primidon, hay rifampicin có thể làm tăng chuyển hóa và giảm tác dụng điều trị của các corticosteroid tác dụng toàn thân.                                     
- Bệnh nhân dùng cả hai thuốc corticosteroid và estrogen nên được theo dõi về tác động quá mức của corticosteroid.                                                                        
- Dùng corticosteroid với các thuốc lợi tiểu làm mất kali, như thiazid hay furosemid, có thể gây mất kali quá mức. Corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ giảm kali máu khi dùng đồng thời với amphotericin B hay thuốc giãn phế quản nhóm xanthin hay thuốc chủ vận beta2.     
- Dùng đồng thời glucocorticoid với những thuốc chống đông có thể làm tăng hay giảm tác dụng chống đông.     
- Khi kết hợp thuốc kháng viêm không steroid với các corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và loét đường tiêu hóa.                                                               
- Corticosteroid có thể làm giảm nồng độ salicylat trong máu.                                                                               
- Glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ glucose máu, bệnh nhân đái tháo đường sử dụng đồng thời insulin và/hay thuốc hạ đường huyết đường uống có thể phải điều chỉnh liều khi điều trị.
* Dexchlorpheniramin maleat
- Thuốc ức chế MAO làm kéo dài và tăng tác dụng của các thuốc kháng histamin, có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng.                                                                      - Dexchlorpheniramin maleat có thể tăng tác dụng an thần của các chất ức chế thần kinh trung ương như rượu, barbiturat, thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid, thuốc an thần giải lo âu và thuốc chống loạn thần.
* Tương kỵ của thuốc: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác

Bảo quản: Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.

Đóng gói: Hộp 1 chai x 500 viên 

Thương hiệu: STADA 

Nơi sản xuất: Công ty TNHH LD Stada (Việt Nam)

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.                                                                            Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.