Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Astaxanthin
Thuốc Astaxanthin là gì?
Astaxanthin là một sắc tố màu đỏ thuộc nhóm hóa chất gọi là carotenoids. Nó xuất hiện tự nhiên ở một số loại tảo và tạo ra màu hồng hoặc đỏ cho cá hồi, tôm và các loài hải sản khác.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa. Khả năng này có thể bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại cũng như cải thiện cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch .
Các dạng bào chế và hàm lượng thuốc
Astaxanthin thường được bào chế dưới viên uống 4-12mg mỗi ngày.
Astaxanthin là một caroten hòa tan trong chất béo nên dùng trong bữa ăn có chứa chất béo để hấp thụ tối ưu.
Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định đối với Astaxanthin
Chỉ định:
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa và caroten có lợi ích tiềm năng trong bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, đột quỵ, cholesterol cao và một bệnh về mắt gọi là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác .
Nó cũng được sử dụng để ngăn ngừa ung thư và cháy nắng. Tuy nhiên, hiện tại không đủ bằng chứng về lợi ích này của astaxanthin.
Chống chỉ định:
Astaxanthin chống chỉ định ở những người dị ứng hoặc nhạy cảm với:
- Astaxanthin hoặc các carotenoids tương tự như canthaxanthin.
- Nguồn chứa astaxanthin, chẳng hạn như vi tảo Haematococcus pluvialis sản xuất ra nó.
- Thuốc ức chế 5-alpha-reductase như finasteride (Propecia, Proscar) hoặc dutasteride (Avodart, Jalyn).
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng.
Tác dụng của Astaxanthin
Chống oxy hoá
Astaxanthin là chất chống oxy hóa mạnh. Nó ngăn cản sự hình thành gốc tự do bằng cách loại bỏ oxy tự do, trong thường hợp các gốc tự do đã được hình thành thì astaxanthin có thể kết hợp với gốc tự do để vô hoạt nó nhờ đó astaxanthin có thể bảo vệ lipid khỏi sự oxy hóa giống như màng phospholipid.
Astaxanthin có khả năng chống oxy hóa cao hơn canthaxanthin và β-carotene trong nguyên bào sợi ở da người.
Đặc tính chống oxy hóa của astaxanthin được xem là nguồn lợi lớn cho sức khỏe của con người.
Hỗ trợ điều trị hội chứng ống cổ tay
Astaxanthin cũng có kỳ vọng điều trị đau khớp, bao gồm các tình trạng như viêm khớp dạng thấp và hội chứng ống cổ tay.
Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt
Nhờ khả năng chống oxy hóa, astaxanthin giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt gây ra bởi các gốc tự do như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (AMD).
Theo một số bài báo đánh giá, các nghiên cứu nhỏ cho thấy astaxanthin cải thiện lưu lượng máu ở các phần khác nhau của mắt, như võng mạc, cải thiện độ sắc nét thị giác và tầm nhìn sâu, điều tiết mắt.
Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu
Astaxanthin có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu ở mức độ nhẹ. Astaxanthin được chứng minh góp phần làm giảm cholesterol “xấu” (LDL) và tăng nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Từ đó, astaxanthin giúp ngăn ngừa các hậu quả của tăng mỡ máu như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu,
Tăng cường hệ miễn dịch
Astaxanthin có tác dụng ngăn sự tấn công của các gốc tự do và củng cố hàng rào bảo vệ, từ đó tăng cường chức năng của hệ miễn dịch cơ thể.
Tăng khả năng nhận thức của não bộ
Astaxanthin có chức năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer khi về già. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ nhờ ngăn ngừa stress tác động lên hồi hải mã.
Phòng ngừa ung thư
Nhờ đặc tính chống oxy hóa, đã có rất nhiều nghiên cứu về cách dùng astaxanthin để điều trị các bệnh ung thư khác nhau. Một nghiên cứu đã phát hiện ra những lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong điều trị ung thư vú, bao gồm cả kìm hãm các tế bào ung thư vú phát triển.
Kháng viêm
Astaxanthin là chất chống oxy hóa mạnh giúp chấm dứt tình trạng viêm trong hệ thống sinh học. còn có khả năng giảm quá trình viêm của cơ thể. Sắc tố nhóm xanthophylls này chống lại sự oxy hóa để giảm prostaglandin gây viêm, từ đó hạn chế phản ứng viêm quá mức của cơ thể.
Thuốc astaxanthin gây ra những tác dụng phụ nào?
Tác dụng phụ của Astaxanthin:
- Tiêu hóa: Đau bụng, tăng nhu động ruột, phân có màu sẫm hoặc màu đất sét.
- Máu: Chảy máu, lượng đường trong máu thấp, nồng độ canxi thấp, thiếu máu bất sản (thiếu tế bào hồng cầu do tủy xương sản xuất).
- Tim mạch: Huyết áp thấp
- Nội tiết: Giảm ham muốn tình dục, ngực to ở nam giới
- Phản ứng dị ứng: Sưng mặt, môi, mí mắt, lưỡi, tay và chân
Khi dùng thuốc astaxanthin cần lưu ý điều gì?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc astaxanthin:
- Rối loạn chảy máu: Nên thận trọng khi sử dụng Astaxanthin nếu bị rối loạn chảy máu vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Hoạt động miễn dịch: Astaxanthin có thể làm tăng chức năng miễn dịch, vì vậy nên thận trọng ở người bị rối loạn tự miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
- Huyết áp thấp: Một số trường hợp dùng thuốc có thể làm giảm huyết áp. Do đó, nên thận trọng khi sử dụng thuốc này nếu bị hạ huyết áp (huyết áp thấp).
- Astaxanthin có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thận trọng ở người bị bệnh đái tháo đường hoặc hạ đường huyết; người đang dùng thuốc, thảo dược hoặc chất bổ sung có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Sử dụng thận trọng ở người đang dùng thuốc, thảo dược và chất bổ sung được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme cytochrom P450 của gan. Astaxanthin có thể làm giảm nồng độ của các loại thuốc này trong máu và làm giảm tác dụng.
Ngoài ra, sử dụng thận trọng ở người:
- Hạ canxi máu, loãng xương.
- Rối loạn tuyến cận giáp.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có thể mang thai, vì astaxanthin có thể ức chế men khử 5-alpha.
- Sử dụng beta-carotene, vì astaxanthin có thể làm thay đổi chuyển đổi beta-carotene.
Thuốc astaxanthin tương tác với những thuốc nào?
- Astaxanthin có thể làm tăng chảy máu do các loại thuốc như warfarin, aspirin, clopidogrel và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hoặc các chất bổ sung như bạch quả, tỏi và cây palmetto.
- Có thể tăng cường tác dụng hạ đường huyết của thuốc trị đái tháo đường, tác dụng hạ huyết áp của thuốc hạ huyết áp, tác dụng hạ canxi trong điều trị rối loạn tuyến cận giáp.
- Nó cũng có thể cản trở tác dụng của các thuốc điều trị hen suyễn như cetirizine và azelastine cũng như các thuốc giảm cholesterol.
- Nó có thể làm tăng tác dụng của thuốc ức chế 5-alpha-reductase dẫn đến tác dụng phụ.
- Nó có thể có tác dụng phụ với thuốc kháng H.pylori.
- Nó có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc chuyển hóa ở gan; do đó có thể cần phải điều chỉnh liều lượng. Nó cũng có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc mãn kinh và thuốc tránh thai.
Vì astaxanthin có thể làm tăng khả năng miễn dịch nên nó có thể cản trở tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch.
- Tương tác có thể xảy ra với các chất bổ sung thảo dược khác bao gồm beta carotene.
- Các loại thuốc như cholestyramine và colestipol có thể làm giảm sự hấp thu astaxanthin.
Câu hỏi thường gặp
Astaxanthin có trong thực phẩm nào?
Nguồn astaxanthin tốt có mặt trong các thực phẩm sau:
- Cá hồi: Trong hầu hết các loại cá hồi đều cung cấp astaxanthin cho cơ thể nhưng tùy loại cá hồi sẽ mang hàm lượng astaxanthin khác nhau.
- Thực phẩm khác: Tôm hùm, cua biển,…
- Thực phẩm bổ sung astaxanthin trên thị trường.
Sử dụng astaxanthin quá nhiều có tốt không?
Astaxanthin có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta chỉ nên dùng đủ liều theo khuyến cáo của chuyên gia y tế. Với liều lượng cực cao (48 mg mỗi ngày), phân có thể chuyển sang màu đỏ do sắc tố đỏ của astaxanthin.