Thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
Thai nhi 29 tuần được xem là thời điểm mà mẹ bầu đã vượt qua hơn nửa 2/3 chặng đường để chào đón con yêu ra đời. Vậy giai đoạn này thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi và sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu như thế nào? Hãy cùng Pharmacity tìm kiếm lời giải đáp ngay sau đây.
Thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Một số chỉ số của thai nhi 29 tuần tuổi
Mẹ bầu 29 tuần được tính là tháng thứ 7 của thai kỳ, nên chỉ còn khoảng 2 tháng nữa mẹ sẽ được gặp bé yêu của mình. Ở giai đoạn này thì thai nhi đã bắt đầu có nhiều thay đổi về thể chất, với kích thước chiều dài khoảng 38.6cm (tính từ đầu đến gót chân) và nặng khoảng 1.2 – 1.4kg tương đương quả bí đao nhỏ. Nên cho đến cuối thai kỳ trọng lượng và kích thước này của bé sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp 3.
Bên cạnh việc 29 tuần thai nhi nặng bao nhiêu? Thì các mẹ cũng nên chú ý đến một số chỉ số quan trọng tới sự phát triển của con như:
- Chu vi bụng (AC): 232 – 272mm, trung bình 252mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 50 – 61mm, trung bình là 54mm.
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 67 – 79mm, trùng bình là 73mm
- Chu vi đầu (HC): 259 – 291mm, trung bình là 275mm
- Chiều dài bàn chân: 41.20 mm ± 1.09
Thai nhi 29 tuần trọng lượng có thể lên tới 1.2 – 1.4kg
Thai nhi 29 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Sau khi biết được thai 29 tuần nặng bao nhiêu kg? Thì dưới đây là một số sự thay đổi, phát triển của em bé trong giai đoạn này:
- Thị lực của bé đang dần phát triển, con có thể mở mắt và nhìn lên những nơi có nguồn sáng phát ra.
- Thai nhi bắt đầu đạp nhiều hơn, do hệ xương khớp đang dần hoàn thiện, cứng cáp hơn nên mẹ bầu khi sờ vào có thể cảm nhận được.
- Não bộ của thai nhi cũng đang phát triển và hoàn thiện, lúc này con đã có thể nghe được tiếng ồn, giọng nói của ba mẹ, âm nhạc…
- Lớp mỡ dưới da, móng tay và chân đang dần dài ra.
- Giai đoạn này thai nhi sẽ bị nấc cụt nhiều hơn, nên mẹ có thể cảm nhận được những cú chạm nhẹ trong bụng liên tục.
- Thai nhi có thể cảm nhận và phản ứng với các cử động của mẹ, và các cử động của họ trở nên mạnh mẽ hơn. Bé có thể vận động nhiều trong túi nước ối và thậm chí có thể ngủ và thức tỉnh theo chu kỳ.
- Lượng nước ối vẫn lớn hơn kích thước của thai nhi nên con vẫn đang trong quá trình xoay ngôi thai liên tục, chưa cố định.
Các cơ quan của thai nhi 29 tuần gần như đang phát triển toàn diện
Đặc điểm cơ thể mẹ bầu khi thai nhi 29 tuần tuổi
Bên cạnh sự phát triển của thai nhi ở tuần 29, lúc này cơ thể của người mẹ cũng sẽ có nhiều sự thay đổi hơn trông thấy. Chẳng hạn như:
- Kích thước vùng bụng to hơn, khi đứng thẳng sẽ không còn thấy được bàn chân.
- Cân nặng tăng hơn so với những tuần đầu thai kỳ, do kích thước thai nhi lớn hơn, có nhiều mẹ tăng từ 5 – 10kg.
- Giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm thấy khó ngủ, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút chân nhiều hơn.
- Dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi.
- Xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở hai chân.
- Nhiều mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các vết rạn ở rốn hay xung quanh thành bụng.
Mẹ bầu 29 tuần kích thước vòng bụng cũng đã lớn hơn
Một số xét nghiệm quan trọng ở mốc thai 29 tuần
Ở mốc thai 29 tuần, các bác sĩ thường tiến hành một số xét nghiệm quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Chẳng hạn như:
- Kiểm tra nhóm máu và nhóm RH: Xác định nhóm máu và nhóm RH của mẹ bầu để đảm bảo rằng không có sự xung đột nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, điều này có thể gây ra các vấn đề của sự phát triển ở thai nhi.
- Siêu âm thai: Siêu âm thai thường được thực hiện để đánh giá sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra vị trí ngôi thai và xác định kích thước của tử cung, lượng nước ối hay đo chiều dài, cân nặng và các chỉ số liên quan tới thai nhi.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Xét nghiệm này có thể được thực hiện để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn hoặc nấm âm đạo, điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
- Đo áp huyết: Đo áp huyết thường được thực hiện để kiểm tra rủi ro về cao huyết áp thai kỳ, một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
- Xét nghiệm nonstress (NST): Xét nghiệm NST có thể được thực hiện để đánh giá hoạt động tim thai và phản ứng của mẹ với các cơn co bóp tử cung.
Nhớ rằng các xét nghiệm cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người mẹ bầu và hướng dẫn của bác sĩ thực hiện.
Mẹ bầu 29 tuần nên làm gì và không nên làm gì?
Ở tuần thứ 29 của thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe và tinh thần của mình để chuẩn bị hành trình làm mẹ diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số lời khuyên về những điều nên và không nên làm các mẹ bầu cần nhớ:
Nên làm:
- Cần duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và khoa học bằng việc ăn đa dạng thực phẩm, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu hoặc bơi lội.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc và thư giãn là điều rất cần thiết ở mẹ bầu.
- Kiểm tra sức khỏe thai kỳ định kỳ với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cả của mẹ và thai nhi an toàn.
- Nằm ngủ không nhất thiết phải nằm về phía bên trái nhiều, thay vào đó nên nằm ở tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất.
Không nên làm:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất làm đẹp có chứa các chất hóa học gây hại.
- Tránh sử dụng rượu và thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá do ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.
- Tránh dùng thuốc, bổ sung dinh dưỡng hoặc sản phẩm không được bác sĩ kê đơn mà không được sự chỉ định của bác sĩ.
- Tránh các hoạt động vận động quá mức hoặc có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
- Tránh tình trạng nằm sấp dễ gây ngạt thở thai nhi.
Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi luôn tốt
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Và sự thay đổi của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi giai đoạn này. Trong thai kỳ thì mỗi giai đoạn đều quan trọng như nhau, nên chị em cần phải cẩn thận trong việc đi lại, sinh hoạt và chú ý đến chế độ ăn uống để giúp mẹ khỏe, con khỏe khi vượt cạn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.