Tăng đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi lúc giao mùa
Bệnh thường gặp
06/06/2024Nguyên nhân mẹ bầu dễ mắc bệnh giao mùa
Mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm bởi sức khỏe của mẹ bầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu cũng suy giảm, nên có nguy cơ cao mắc bệnh.
Mẹ bầu dễ mắc bệnh khi giao mùa
Các bệnh thường gặp ở mẹ bầu khi giao mùa
- Cúm
- Cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm gây ra cho người bệnh, có rất nhiều loại cúm: A,B,C,…trong đó cúm A và B là 2 loại phổ biến nhất.
- Thời tiết giao mùa không khí lúc ẩm, lúc hanh khô, tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh sinh sôi, phát triển.
- Dấu hiệu: Đau đầu, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
- Viêm phế quản
Gồm 02 dạng: viêm phế quản cấp tính và mạn tính.
- Viêm phế quản cấp tính: ho nhiều, có đờm kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu sức đề kháng của mẹ tốt thì sau vài ngày điều trị sẽ khoẻ lại
- Viêm phế quản mạn tính: ho kéo dài thành từng đợt, đau họng, đau ngực, khó thở và sốt nhẹ có thể khiến con bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân (< 2,5kg) khi sinh ra và nặng hơn nữa là dị tật bẩm sinh.
- Viêm mũi dị ứng
- Biểu hiện: chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ngứa mũi,…
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, mùi thơm lạ, lông động vật, vệ sinh chăn gối, và tránh dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cua, ốc,…
- Viêm họng
- Có đến 70% thai phụ bị viêm họng trong 3 tháng đầu mang thai.
- Biểu hiện: cổ họng khô rát, khó nuốt do sưng và đau, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt.
- Sốt phát ban
- Sốt phát ban hay còn gọi là Rubella là bệnh lành tính, đa số bệnh nhân đều điều trị khỏi và hiếm có trường hợp tử vong.
- Đối với phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, sốt phát ban hoàn toàn có thể gây ra dị tật ở thai nhi như câm điếc, trí tuệ chậm phát triển hoặc trẻ sẽ bị thiếu cân khi sinh và thường mắc các bệnh về tim và phổi,…
Làm thế nào để tăng đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi?
- Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng:
- Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ, hỗ trợ sự phát triển phổi của thai nhi. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là cam, chanh, ớt chuông, nho, ổi…
- Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng sức đề kháng. Bà bầu nên ăn nhiều thịt đỏ, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu… để bổ sung sắt cho cơ thể.
- Vitamin A có tác dụng chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Những thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân…
- Bà bầu có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bột yến mạch…để tăng cường miễn dịch khi mang thai
- Nên bổ sung vitamin B, vitamin D, kẽm, axit béo…
- Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì những loại thức ăn này có thể khiến hệ miễn dịch bị tổn thương.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
Chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ bầu
- Chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Chất lượng giấc ngủ có thể giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai. Theo nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng, buồn phiền có thể làm tăng hormone cortisol khiến chức năng miễn dịch bị suy yếu. Bạn có thể hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga cho bà bầu, thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc.
- Uống đủ nước là một trong những cách giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai vô cùng đơn giản nhưng lại ít được chú ý. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn làm cho da trở nên căng bóng, rạng rỡ và mềm mại. Mỗi ngày, bà bầu nên uống từ 2 – 3 lít nước để giữ ẩm và loại bỏ độc tố ra khỏi da thông qua việc bài tiết mồ hôi và nước tiểu
- Luyện tập thể dục:
- Theo các chuyên gia, mỗi ngày, bà bầu dành 20 phút vận động thể chất và duy trì 5 ngày/tuần thì sẽ giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh mỗi khi thời tiết giao mùa.
- Tập thể dục còn giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng sức chịu đựng, thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể.
- Nên tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như đi bộ, bơi lội, yoga…
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ho, hắt xì hoặc bị cảm cúm.
- Hạn chế đi đến những nơi đông người vì rất dễ lây lan vi khuẩn.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với những nơi dễ lây bệnh
Lê Ngọc Anh Thư
Đã kiểm duyệt
Dược sĩ Lê Ngọc Anh Thư - Tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Y Dược TPHCM. Có kinh nghiệm làm Dược sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng và nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chuỗi bán lẻ Dược phẩm. Hiện là Chuyên viên Huấn luyện bán lẻ Pharmacity.