Talliton 25mg (Hộp 2 vỉ x 14 viên)
Mã: P17909
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website, App chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng xác nhận bạn là dược sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm này
Hoạt chất: Carvedilol 25mg
Công dụng: Điều trị tăng huyết áp vô căn. suy tim mạn tính, đau thất ngực ổn định mạn tính, suy thất trái sau nhồi máu cơ tim…
Hình thức: Viên nén
Thương hiệu: Egis Pharmaceuticals
Nơi sản xuất: Egis Pharmaceuticals Private Limited Company (Hungary)
*Thuốc chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Xem các nhà thuốc còn hàng
Các hình thức giao hàng
Freeship cho đơn hàng từ 300.000 đ
Viettel Post
Ahamove
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 đ.
Đủ thuốc chuẩn, tư vấn tốt.
Tích lũy P-Xu Vàng thưởng và sử dụng P-Xu Vàng cho mọi giao dịch.
Thành phần
Hoạt chất: Trong mỗi viên nén có 25mg hoạt chất carvedilol
Tá dược: Lactose monohydrat, crospovidon, sucrose, colloidal anhydrous silica, povidon K-25, magnesi stearat.
Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
Tăng huyết áp:
Chủ yếu để điều trị tăng huyết áp vô căn; dùng đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc khác.
Suy tim mạn tính (NYHA II-IV):
Nếu không có chống chỉ định, carvedilol được dùng để điều trị suy tim mạn tính ổn định ở mức độ nhẹ, trung bình hay nặng và không tùy thuộc vào nguyên nhân có thiếu máu cục bộ hay không. Dùng phối hợp với liệu pháp chuẩn trong suy tim mạn (các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), lợi tiểu kèm theo hoặc không kèm theo digoxin) để làm bệnh chậm tiến triển ở những bệnh nhân suy tim ở mức độ ll-IV theo NVHA (Hiệp Hội Tim Mạch New York).
Đau thất ngực ổn định mạn tính:
Để điều trị lâu dài chứng đau thất ngực ổn định mạn tính.
Suy thất trái sau nhồi máu cơ tim:
Điều trị lâu dài nhói máu cữ tim liên quan đến suy thất trái (phân suất tổng máu thất trái ≤ 40% hoặc chỉ số vận động thành ≤ 1,3) kết hợp với các thuốc ức chế ACE và các biện pháp điều trị khác.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
• Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ thành phần nào của thuốc được liệt kê trong mục 'Thành phần, hàm lượng của thuốc'.
• Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng').
• Rối loạn nặng chức năng gan.
• Cũng giống như với các thuốc chẹn bêta khác: co thắt phế quản hay tiền sử có hen phế quản
• Blốc nhĩ-thất độ 2 hay 3 (trừ phi bệnh nhân đã được đặt máy điều nhịp)
• Nhịp tim chậm nhiều (< 50 nhịp/phút)
• Sốc tim
• Hội chứng xoang bệnh (kể cả blốc xoang-nhĩ)
• Huyết áp thấp nặng (huyết áp tâm thu < 85 mmHg)
• Nhiễm toan chuyển hóa
• U tế bào ưa crôm (trừ các bệnh nhân đã được ổn định nhờ phong bế alpha hiệu quả) (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng'),
• Suy tim không ổn định, mất bù cần được điều trị theo đường tĩnh mạch bằng các thuốc tăng lực co cơ và/hoặc lợi tiểu, tăng huyết áp ở phổi, bệnh tim do phổi
• Đang dùng theo đường tĩnh mạch thuốc chẹn kênh calci thuộc loại verapamil hay diltiazem.
Liều dùng
* Tăng huyết áp:
Người lớn:
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 12,5mg ngày một lần trong hai ngày đầu. Nếu liều này được bệnh nhân dung nạp tốt thì có thể tăng liều. Liều duy trì được khuyến cáo là 25mg ngày một lần. Nếu hiệu quả chưa thỏa đáng, trong trường hợp đã dùng thuốc hơn 14 ngày, thì có thể tăng dần liều đến tối đa là 50mg, ngày uống một lần, hoạc chia làm hai liều bằng nhau, 25mg ngày hai lần.
Người già:
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 12,5mg. Với liều này một số bệnh nhân kiểm soát được huyết áp khi điều trị lâu dài. Nếu đáp ứng không thỏa đáng thì có thể tăng dần liều đến tối đa là 50mg, ngày uống một lần hay chia làm nhiều lần với khoảng cách tăng liều là 2 tuần.
* Đau thắt ngực ổn định mạn tính:
Người lớn:
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 12,5mg ngày hai lần trong hai ngày đầu. Liều duy trì được khuyến cáo là 25mg ngày hai lần. Nếu chưa đạt hiệu quả thỏa đáng thì sớm nhất là sau 14 ngày có thể tăng liều lên tối đa là 100mg mỗi ngày, chia làm hai lần.
Người già:
Liều tối đa trong ngày được khuyến cáo là 50mg chia làm nhiều lần.
* Suy tim mạn (NYHAII-IV):
Người lớn:
Việc điều trị với Talliton phải được tiến hành dần và liều lượng phải được điều chỉnh và tăng dần dưới sự theo dõi chặt chẽ của một thầy thuốc tim mạch đã được đào tạo chuyên khoa. Chỉ tiến hành điều chỉnh trị liệu với Talliton khi tình trạng lâm sàng ổn định.
Liều lượng thích hợp cần được xác định cho từng người bệnh.
Liều lượng của digoxin, các thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế ACE phải được ổn định trước khi bắt đầu điều trị với Talliton.
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 3,125mg ngày hai lần trong hai tuần đầu. Liều 3,125 mg có được bằng cách bẻ đôi viên nén 6,25mg. Nếu liều này được dung nạp tốt thì có thể tăng liều đến 6,25 mg ngày hai lần, sau đó là 12,5mg ngày hai lần cho đến 25mg ngày hai lần, với khoảng cách của mỗi lần tăng liều không dưới hai tuần. Bệnh nhân phải được dùng liều duy trì cao nhất mà họ dung nạp được.
Liều tối đa trong ngày được khuyến cáo là 25mg ngày hai lần cho những bệnh nhân bị suy tim mạn tính nặng và những bệnh nhân bị suy tim mạn tính nhẹ đến trung bình có cân nặng dưới 85kg. Đối với những bệnh nhân suy tim mạn tính nhẹ hay trung bình có cân nặng hơn 85kg thi liều tối đa trong ngày được khuyến cáo là 50mg ngày hai lần.
Trước mỗi lần tăng liều phải kiểm tra xem bệnh nhân có các triệu chứng trở nặng của suy tim hay các dấu hiệu giãn mạch (huyết áp thấp, chóng mặt) hay không.
Các triệu chứng suy tim trở nặng hay giữ nước có thể xuất hiện một cách thoáng qua, trong những trường hợp này nên tăng liều các thuốc lợi tiểu. Đôi khi có thể cần phải giảm liều Talliton, hay ngưng thuốc này tạm thời. Khi ngưng dùng carvedilol trong thời gian hơn một tuần, thì khi điều trị lại phải dùng liều thấp hơn, ngay hai lần, và tăng dần đến liều thích hợp theo phác đồ thăm dò liều nói trên. Trong trường hợp phải ngưng thuốc lâu hơn hai tuần, thì khi điều trị lại phải bắt đầu với liều thấp nhất được khuyến cáo, nghĩa là 3,125mg carvedilol ngày hai lần, sau đó liều thuốc cho bệnh nhân phải được điều chỉnh theo phác đồ nói trên.
Các triệu chứng của giãn mạch (huyết áp thấp, tay chân ấm) phải được xử trí đầu tiên bằng cách giảm liều các thuốc lợi tiểu. Nếu các triệu chứng này vẫn còn và nếu bệnh nhân đồng thời có dùng thuốc ức chế ACE thì có thể giảm liều thuốc ức chế ACE. Nếu cần thiết thì sau đó có thể giảm liều Talliton.
Trong những trường hợp này thì không được tăng liều Talliton cho đến khi các triệu chứng trở nặng của suy tim hay giãn mạch được cải thiện.
Người già:
Liều lượng cũng tương tự như liều thông thường của người lớn.
* Suy thất trái sau nhồi máu cơ tim:
Người lớn:
Quá trình chuẩn liều carvedilol phải được tiến hành cho từng bệnh nhân dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Có thể bắt đầu điều trị khi bệnh nhân có tình trạng huyết động ổn định, không bị giữ nước, có thể tiến hành ở bệnh viện hoặc ngoại trú.
Trước khi điều trị bằng carvedilol, bệnh nhân có huyết động ổn định phải sử dụng thuốc ức chế ACE cách đó ít nhất 48 giờ, trong khoảng thời gian này, trong 24 giờ gần nhất liều dùng của thuốc ức chế ACE phai ổn định. Sau đó, có thể bắt đầu trị liệu bằng carvedilol từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 21 sau nhồi máu cơ tim.
Liều khởi đầu được khuyến cáo là 6,25mg. Sau khi dùng liều đầu tiên, bệnh nhân cần được theo dõi trong vòng 3 giờ (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng'). Nếu bệnh nhân dung nạp tốt liều đầu tiên (nhịp tim >50 nhịp/phút), huyết áp tâm thu > 80 mmHg và không có triệu chứng của không dung nạp) cần tăng liều lên 6,25mg ngày 2 lần và giữ nguyên liều này trong 3-10 ngày. Nếu trong thời gian này xuất hiện các dấu hiệu của sự không dung nạp, đặc biệt là nhịp tim chậm (< 50 nhịp/phút), huyết áp tâm thu dưới 80 mmHg hoặc giữ nước, cần giảm liều còn 3,125mg ngày 2 lần. Nếu bệnh nhân không dung nạp liều này, cần ngừng điều trị bằng carvedilol. Nếu bệnh nhân dung nạp tốt thì sau 3-10 ngày lại tăng liều đến 6,25mg ngày 2 lần.
Nếu liều 6,25mg ngày 2 lần được dung nạp tốt, sau 3-10 ngày cần tăng liều lên 12,5mg ngày 2 lần sau đó 25mg ngày 2 lần. Cần tiếp tục sử dụng liều duy trì là liều cao nhất bệnh nhân có thể dung nạp được. Liều tối đa được khuyến cáo là 25mg ngày 2 lần không phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể bệnh nhân.
Người già:
Liều lượng cũng tương tự như liều thông thường của người lớn.
Các đối tượng bệnh nhân đặc biệt:
* Bệnh nhân suy thận:
Dựa trên các nghiên cứu dược động học ở bệnh nhân suy thận với các mức độ khác nhau bao gồm cả suy thận nặng, không cần phải điều chỉnh liều carvedilol cho bệnh nhân suy thận vừa hoặc nặng.
* Bệnh nhân mắc bệnh gan:
Chống chỉ định dùng carvedilol cho bệnh nhân bị rối loạn nặng chức năng gan (xem mục 'Chống chỉ định”, 'Cảnh báo và thận trọng” và 'Đặc tính dược động học”). Trong trường hợp chức năng gan bị rối loạn mức độ vừa thì có thể cần phải giảm liều.
* Trẻ em và thanh thiếu niên:
Độ an toàn và hiệu quả của thuốc khi dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chưa được xác định, do đó không dùng Talliton cho những đối tượng bệnh nhân này.
Tác dụng phụ
Bảng các tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn được phân loại theo hệ cơ quan và tần suất xảy ra.
Tần suất được quy ước như sau:
Rất thường gặp (>1/10)
Thường gặp (>1/100 đến <1/10)
Ít gặp (>1/1.000 đến <1/100)
Hiếm gặp (>1/10.000 đến <1/1.000)
Rất hiếm gặp (<1/10.000)
Bảng 1 dưới đây tóm tất các tác dụng không mong muốn đã được báo cáo khi sử dụng carvedilol trong các thử nghiệm lam sàng then chốt với các chỉ định sau: suy tim mạn tính, suy thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp, tăng huyết áp và điều trị dài hạn bệnh mạch vành.
Bảng 1: Các tác dụng không mong muốn dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng
Phân loại hệ cơ quan
Tác dụng không mong muốn
Tần suất
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng
viêm phế quản.
thường gặp
viêm phổi.
thường gặp
nhiễm khuẩn đường hố hấp trên,
thường gặp
nhiễm khuẩn đường tiết niệu
thường gặp
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
thiếu máu,
thường gặp
giảm tiểu cầu,
hiếm gặp
giảm bạch cầu
rất hiếm gặp
Rối loạn hệ miễn dịch
mẫn cảm (phản ứng dị ứng)
rất hiếm gặp
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
tăng cân,
thường gặp
tăng cholesterol máu,
thường gặp
tăng đường huyết, hạ đường huyết và khó kiểm soát đường huyết hơn ở bệnh nhân đái tháo đường
thường gặp
Rối loạn tâm thần
trầm cảm, cảm giác mệt mỏi,
thường gặp
rối loạn giấc ngủ
ít gặp
Rối loạn hệ thần kinh
chóng mặt,
rất thường gặp
đau đầu,
rất thường gặp
ngất (bao gồm cả choáng váng),
thường gặp
dị cảm
ít gặp
Rối loạn mắt
suy giảm thị lực.
thường gặp
giảm tiết nước mắt (khô mắt),
thường gặp
kích ứng mắt
thường gặp
Rối loạn tim
suy tim,
rất thường gặp
nhịp tim chậm,
thường gặp
tăng lưu lượng máu,
thường gặp
phù.
thường gặp
blốc nhĩ thất,
ít gặp
đau thắt ngực
ít gặp
Rối loạn mạch
hạ huyết áp,
rất thường gặp
hạ huyết áp thế đứng, giảm tuần hoàn ngoại biên (chân tay lạnh, bệnh mạch máu ngoại biên, làm nặng thêm khập khễnh cách hồi và hiện tượng Raynaud)
thường gặp
tăng huyết áp
thường gặp
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
khó thở,
thường gặp
phù phổi,
thường gặp
cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa hen,
thường gặp
nghẹt mũi
hiếm gặp
Rối loạn tiêu hóa
Buồn nôn,
thường gặp
nôn,
thường gặp
tiêu chảy,
thường gặp
khó tiêu,
thường gặp
đau bụng,
thường gặp
táo bón.
ít gặp
khô miệng
hiếm gặp
Rối loạn gan mật
tăng nồng độ alanine- aminotranspherase (ALT),
aspartate-aminotranspherase (AST), gamma- glutamil-transpherase (GGT) trong huyết thanh
rất hiếm gặp
Rối loạn da và mô dưới da
các phản ứng da (như ban dị ứng, viêm da, nổi mề đay, ngứa, phản ứng giống liken phẳng, các tổn
thương da dạng vảy nến, hoại tử).
ít gặp
Rối loạn cơ xương và mô liên kết
đau ở các đầu chi
thường gặp
Rối loạn thận và tiết niệu
suy thận cấp và bắt thường chức năng thận ở những bệnh nhân có bệnh mạch máu lan tỏa và/hoặc suy giảm chức năng thận,
thường gặp
rối loạn tiểu tiện
hiếm gặp
Rối loạn vú và hệ sinh sản
rối loạn chức năng cương dương
ít gặp
Rối loạn toàn thân và tại vị trí dùng thuốc
Suy nhược (bao gồm cả mệt mỏi),
rất thường gặp
phù,
thường gặp
đau
thường gặp
Mô tả các tác dụng không mong muốn được lựa chọn:
Tần suất xảy ra các tác dụng không mong muốn không phụ thuộc liều dùng, ngoại trừ chóng mặt, bắt thường thị lực và nhịp tim chậm. Chóng mặt, ngất, đau đầu và suy nhược thường nhẹ và có nhiều khả năng xảy ra khi bắt đầu điều trị.
Ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết, tình trạng suy tim xấu đi và giữ nước có thể xảy ra trong quá trình chuẩn độ tăng liều carvedilol (Xem mục “Cảnh báo và thận trọng').
Suy tim là một tác dụng không mong muốn thường được báo cáo xảy ra ở cả những bệnh nhân dùng giả dược và bệnh nhân dùng carvedilol (tương ứng là 14,5% và 15,4% ở bệnh nhân suy thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp).
Suy giảm chức năng thận có hồi phục đã được ghi nhận khi điều trị bằng carvedilol ở những bệnh nhân suy tim mạn tính với huyết áp thấp, bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim và bệnh mạch máu lan tỏa và/ hoặc suy thận tiềm ẩn (Xem mục 'Cảnh báo và thận trọng').
Kinh nghiệm hậu mãi:
Các tác dụng không mong muốn sau đã được xác định trong quá trình lưu hành carvedilol. Do những tác dụng này được báo cáo từ quần thể dân số có kích thước không chắc chắn, do đó không đáng tin cậy để ước tính tần suất xảy ra và/ hoặc thiết lập một mối quan hệ nhân quả với tiếp xúc thuốc.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
Cũng như các thuốc chẹn thụ thể beta khác, bệnh tiểu đường tiềm ẩn có thể biểu hiện hoặc bệnh tiểu đường đã biết có thể trầm trọng hơn trong quá trình điều trị bằng carvedilol và kiểm soát đường huyết có thể khó khăn
Rối loạn da và mô dưới da:
Ít gặp: Rụng tóc
Rất hiếm gặp: các phản ứng bắt lợi nặng trên da (như hội chứng Stevens- Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng).
Rối loạn thận và tiết niệu:
Carvedilol có thể gây tiểu tiện không tự chủ ở nữ giới, tác dụng phụ này sẽ mất đi khi ngừng thuốc.
Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
Suy tim mạn tính:
Trong suy tim mạn tính, các triệu chứng của suy tim có thể nặng hơn hoặc giữ nước có thể xảy ra trong giai đoạn chuẩn độ tăng liều carvedilol. Nếu xảy ra các triệu chứng này, cần tăng liều thuốc lợi tiểu và không nên tăng liều Talliton đến khi ổn định tình trạng lâm sàng.
Đôi khi cần phải giảm liều hoặc tạm ngừng sử dụng Talliton. Liều này không ngăn trở sự chuẩn liều thành công sau đó.
Trong suy tim mạn tính, việc điều trị chỉ có thể bắt đầu và tiếp tục khi nào mà suy tim đạt giai đoạn bù một cách thỏa đáng.
Phải thận trọng khi dùng carvedilol cho những bệnh nhân tăng huyết áp có dùng digitalis, lợi tiểu và/hoặc thuốc ức chế ACE để trị suy tim mạn tính vì cả digitalis lần carvedilol đều có thể làm chậm sự dẫn truyền nhĩ-thất (xem mục 'Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác').
Đái tháo đường:
Cũng giống như các thuốc chẹn bêta khác, carvedilol có thể che lấp các dấu hiệu sớm của cơn hạ đường huyết cấp ở bệnh nhân bị đái tháo đường, do đó cần phải giám sát thường xuyên đường huyết. Cũng giống như với các thuốc chẹn thụ thể bêta khác, carvedilol có thể gây bộc phát bệnh tiểu đường tiềm ẩn, hoặc làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường đã biết (xem mục “Tương tác với thuốc khác và các dạng tương tác khác” và 'Tác dụng không mong muốn'), ở bệnh nhân bị đái tháo đường kèm suy tim mạn, carvedilol đôi khi có thể làm việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.
Chức năng thận trong suy tim:
Chức năng thận có thể bị giảm một cách thuận nghịch khi suy tim mạn có kèm theo huyết áp thấp (huyết áp tâm thu < 100 mmHg), bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch máu lan tỏa và/hoặc suy thận có sẵn. Ở những bệnh nhân này phải kiểm tra chức năng thận trong khi tăng dần liềuTalliton. Nếu chức năng thận bị giảm thì phải ngưng thuốc hay giảm liều.
Suy thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp:
Trước khi điều trị bằng carvedilol, bệnh nhân có huyết động ổn định phải sử dụng thuốc ức chế ACE cách đó ít nhất 48 giờ, trong khoảng thời gian này, tròng 24 giờ gần nhất liều dùng của thuốc ức chế ACE phải ổn định (xem mục 'Liều dùng và cách dùng').
Người mang kính áp tròng:
Những người mang kính áp tròng phải được cảnh báo là thuốc có thể làm giảm sự tiết nước mắt.
Bệnh mạch ngoại biên:
Cần thận trọng khi có bệnh ở động mạch ngoại biên vì các thuốc chẹn bêta đơn thuần có thể gây ra hay làm nặng hơn các triệu chứng suy động mạch. Carvedilol cũng có đặc tính chẹn alpha, do đó có thể chống lại tác dụng này.
Hiện tượng Raynaud:
Khi bị rối loạn tuần hoàn ngoại biên (như trong hiện tượng Raynaud) thì phải thận trọng khi dùng carvedilol vì các triệu chứng có thể nặng thêm.
Tăng năng tuyến giáp:
Giống như các thuốc chẹn bêta khác, thuốc có thể che lấp các triệu chứng của tăng năng tuyến giáp.
Chậm nhịp tim:
Carvedilol gây chậm nhịp tim. Nếụ nhịp tim chậm (nhịp tim < 55 nhịp/phút) thì phải giảm liều Talliton.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có độc tính đối với sinh sản. Những nguy cơ tiềm ẩn cho con người chưa được xác định.
Các dữ liệu về việc sử dụng carvedilol ở phụ nữ mang thai còn hạn chế. Không nên dùng carvedilol trong khi mang thai trừ khi lợi ích của việc điều trị vượt trội nguy cơ có thể xảy ra.
Các thuốc chẹn bêta làm giảm nuôi dưỡng qua nhau thai vì thế có thể gây thai chết lưu, sảy thai và sinh non. Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn (đặc biệt là hạ đường huyết và nhịp tim chậm) có thể xảy ra cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Tàng nguy cơ các biến chứng tim và phổi ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh.
Phụ nữ cho con bú:
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy carvedilol và các chất chuyển hóa của nó được tiết vào sữa động vật mẹ. Chưa biết liệu carvedilol có được tiết vào sữa người mẹ hay không. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc chẹn bêta, đặc biệt là các hợp chất ưa mỡ, sẽ đi vào sữa mẹ nhưng ở mức độ khác nhau. Do đó người mẹ không nên cho con bú khi điều trị bằng carvedilol.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Với tác dụng hạ huyết áp, Talliton ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc với mức độ thay đổi tùy từng người (chẳng hạn chóng mặt, mệt mỏi). Bệnh nhân dùng Talliton không nên lái xe hay vận hành máy móc nếu thấy có chóng mặt hay có các triệu chứng khác đi kèm với hạ huyết áp. Đặc biệt các triệu chứng này có thể xảy ra khi bắt đầu hoặc thay đổi điều trị, và khi uống rượu.
Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
Ảnh hưởng của carvedilol lên dược động học của các thuốc khác:
Carvedilol là một cơ chất cũng như một chất ức chế P-glycoprotein. Do đó sinh khả dụng của các thuốc được vận chuyển bằng P-glycoprotein có thể được tăng lên khi sử dụng đồng thời với carvedilol. Ngoài ra, sinh khả dụng của carvedilol có thể được bị thay đổi bởi các thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế P-glycoprotein.
Digoxin: Trong một số nghiên cứu trên người khỏe mạnh và bệnh nhân bị suy tim, mức tiếp xúc của digoxin tăng lên đến 20%. Tác dụng này tăng đáng kể ở những bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ. Do đó cần theo dõi nồng dộ digoxin khi bắt đầu điều trị, khi điều chỉnh liều hoặc ngưng điều trị bằng carvedilol (Xem mục 'Cảnh báo và thận trọng'). Carvedilol không gây ảnh hưởng đến digoxin dùng theo đường tĩnh mạch.
Cyclosporin: Hai nghiên cứu ở bệnh nhân ghép thận và tim dùng cyclosporin đường uống cho thấy sự gia tăng nồng độ cyclosporin
trong huyết tương sau khi bắt đầu điều trị bằng carvedilol. Dường như carvedilol làm tăng mức tiếp xúc của cyclosporin đường uống khoảng 10-20%. Trong khoảng 30% số bệnh nhân, cần giảm liều cyclosporin để duy trì nồng độ cyclosporin trong khoảng điều trị, trong khi không cần điều chỉnh liều cyclosporin ở số bệnh nhân còn lại. Tính trung bình, liều cyclosporin được điều chỉnh giảm khoảng 20%. Cơ chế của sự tương tác chưa được biết, nhưng sự ức chế hoạt động P-glycoprotein của carvedilol trong ruột có thể đóng một vai trò trong đó. Do có sự biến thiên lớn giữa các cá thể trong điều chỉnh liều nên cần thiết phải theo dõi chặt chẽ nồng độ cyclosporin khi điều trị bằng carvedilol và điểu chỉnh liều cyclosporin cho thích hợp. Trong trường hợp dùng cyclosporin theo đường tĩnh mạch, không có tương tác với carvedilol.
Ảnh hưởng của các thuốc khác lên dược động học của carvedilol:
Các thuốc ức chế cũng như cảm ứng CYP2D6 và CYP2C9 có thể thay đổi sự chuyển hóa ban đầu và toàn thân của carvedilol, dẫn đến làm tăng hoặc giảm nồng độ của R và S-carvedilol trong huyết tương. Sau đây là một số ví dụ được ghi nhận ở các bệnh nhân hoặc người khỏe mạnh, nhưng danh sách này là chưa đầy đủ.
Amiodaron: Một nghiên cứu in vitro trên các microsom gan người đã cho thấy amiodaron và desethyl-amiodaron ức chế quá trình oxy hóa của R và S-carvedilol. Nồng độ tối thiểu của R và S-carvedilol tăng lên đáng kể 2,2 lần ở những bệnh nhân suy tim sử dụng carvedilol và amiodaron đồng thời so với các bệnh nhân chỉ dùng carvedilol. Các ảnh hưởng trên S-carvedilol là do desethyl-amiodaron, một chất chuyển hóa của amiodaron, là một chất ức chế mạnh CYP2C9.
Do đó, có nguy cơ tiềm ẩn của tăng phong bế beta do tăng nồng độ của S-carvedilol trong huyết tương.
Rifampicin: Trong một nghiên cứu trên 12 người khỏe mạnh, mức độ tiếp xúc với carvediloĩgiảm khoảng 60% khi dùng đồng thời với rifampicin và đã quan sát thấy sự giảm tác dụng của carvedilol đối vớihuyết áp tâm thu. Cơ chế của tương tác chưa được biết, nhưng có thể là dó sự cảm ứng của p glycoprotein ruột gây nên bởi rifampicin. Nên giám sát chặt chẽ các tác dụng chẹn bêta ở những bệnh nhân dùng đồng thời carvedilol và rifampicin.
Fluoxetin và paroxetin: Trong một nghiên cứu bắt chéo, ngẫu nhiên tiến hành trên 10 bệnh nhân bị suy tim, sử dụng đồng thời fluoxetin - một chất ức chế mạnh CYP2D6 – dẫn đến ức chế sự chuyển hóa lập thể carvedilol với mức tăng 77% AUC trung bình của đóng phân R và tăng 35% AUC của đồng phân S so với nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, không quan sát thấy sự khác biệt về các tác dụng không mong muốn, huyết áp hoặc nhịp tim giữa các nhóm điều trị. Tác dụng của paroxetin - một chất ức chế mạnh CYP2D6 - đối với dược động của carvedilol đã được tiến hành trên 12 người khỏe mạnh sau khi uống liều đơn carvedilol. Mặc dù có sự gia tăng đáng kể mức tiếp xúc của đồng phân R và đồng phân S- carvedilol, nhưng không quan sát thấy các tác dụng lâm sàng trên những
người khỏe mạnh này.
Các tương tác dược lực học:
Các thuốc gây giảm tác dụng của catecholamin: Bệnh nhân sử dụng đồng thời thuốc chẹn bêta và một thuốc có thể gây giảm tác dụng của catecholamin (chẳng hạn reserpin và các thuốc ức chế monoamino oxidase) cần được theo dõi chặt chẽ vì có thể xảy ra hạ huyết áp và/hoặc nhịp tim chậm ở những bệnh nhân này.
Insulin và thuốc uống điều trị tiểu đường: Các thuốc chẹn bêta có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin hoặc các thuốc uống điều trị tiểu đường. Carvedilol có thể làm giảm hoăc che lấp các dấu hiệu của hạ đường huyết (đặc biệt là tim đập nhanh), ở bệnh nhân sử dụng insulin hoặc các thuốc uống điều trị tiểu đường cẩn định kỳ kiểm tra nồng độ đường huyết.
Digoxin: sử dụng đồng thời các thuốc chẹn bêta và digoxin có thể làm chậm sự dẫn truyền nhĩ thất (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng').
Các thuốc chẹn kênh calci không phải dihydropyridin, amiodaron và các thuốc chống loạn nhịp khác: Sử dụng đồng thời carvedilol với verapamil, diltiazem, hoặc các thuốc chống loạn nhịp khác có thể làm tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền nhĩ thất. Chống chỉ định dùng đồng thời verapamil hoặc thuốc chẹn kênh calci loại diltiazem theo đường tĩnh mạch cùng với carvedilol (xem mục 'Chống chỉ định' và 'Cảnh báo và thận trọng').
Một số trường hợp cá biệt của rối loạn dấn truyền (hiếm khi kèm rối loạn huyết động) đã được ghi nhận khi sử dụng đồng thời carvedilol và diltiazem. Vì vậy, cũng như với các loại thuốc khác có tác dụng chẹn bêta, cẩn theo dõi huyết áp, nhịp tim và điện tâm đồ khi sử dụng đồng thời carvedilol với các thuốc uống chẹn kênh calci loại verapamil hoặc diltiazem, amiodaron hoặc các thuốc chống loạn nhịp khác
Clonidin: Khi sử dụng đồng thời clonidin với các thuốc chẹn bêta, có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và chậm nhịp tim. Khi kết thúc điều trị kết hợp các thuốc chẹn bêta và clonidin nên ngừng điều trị các thuốc chẹn bêta trước. Vài ngày sau đó có thể giảm dần liều clonidin để ngừng thuốc (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng')
Các thuốc chống tăng huyết áp: Cũng như với các thuốc chẹn bêta khác, carvedilol có the tăng cuừng tác dụng của các thuốc chống tăng huyết áp khác khi sử dụng đồng thời (ví dụ thuốc đối kháng thụ thể alpha 1) hoặc gây hạ huyết áp như la tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc gây mê: Trong khi gây mê, cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sinh tổn do khả năng xuất hiện giảm lực co cơ do tác dụng hiệp đồng giữa carvedilol và các thuốc gây mê (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng').
Các thuốc chống viêm không steroid: Sử dụng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid va các thuốc chẹn beta có thể làm tăng huyết áp và giảm tác dụng kiểm soát huyết áp của carvedilol.
Các thuốc giãn phế quản chủ vận bêta: Các thuốc chẹn bêta không chọn lọc tren tim có thể đối kháng tác dụng của các thuốc giãn phế quản chủ vận bêta. Cẩn theo dõi sát bệnh nhân (xem mục 'Cảnh báo và thận trọng').
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm.
Không dùng thuốc sau ngày hết hạn ghi trên nhãn.
Để xa tầm tay trẻ em.
Không dùng viên nén Talliton nếu bạn nhận thấy có bắt kỳ dấu hiệu nào của sự suy giảm chất lượng (ví dụ biến màu).
Không vứt thuốc vào rác thải và nước thải gia đình. Hỏi dược sỹ cách hủy bỏ các thuốc không còn dùng đến. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường.
Đóng gói: Thuốc đựng trong vỉ OPA/AI/PVC//AI. Hộp 2 vỉ x 14 viên nén.
Thương hiệu: Egis Pharmaceuticals
Nơi sản xuất: Egis Pharmaceuticals Private Limited Company (Hungary)
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.