Suy tim ở người cao tuổi: Các triệu chứng và cách điều trị
Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm hiện nay đặc biệt là ở người cao tuổi.Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, biết được nguyên nhân gây bệnh suy tim, hiểu được triệu chứng, các dấu hiệu suy tim và có phương pháp điều trị suy tim phù hợp thì người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ và có cuộc sống chất lượng hơn.
Tình trạng suy tim ở người cao tuổi
- Theo các nghiên cứu khoa học chứng minh tỷ lệ người mắc bệnh suy tim khi cao tuổi ngày càng nhiều. Chiếm 50% số lượng người cao tuổi.
- Suy tim ở người cao tuổi thường nguyên nhân là do tuổi tác lớn và do biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim..hay các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, béo phì…
- Bệnh suy tim ở người già có nguy hiểm không? Điều này còn phụ thuộc vào mức độ suy tim khi phát hiện ra bệnh. Mức độ suy tim càng cao thì tình trạng bệnh càng nguy hiểm. Khi suy tim, tim không bơm đủ máu để nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể. Suy tim có thể dẫn tới chứng biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Suy tim không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời cùng với chế độ chăm sóc phù hợp thì sẽ kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn để có một cuộc sống chất lượng.
Nguyên nhân gây ra suy tim ở người cao tuổi
- Càng lớn tuổi, cơ thể càng lão hóa dẫn đến giảm khả năng hoạt động của tim
- Nguyên nhân thường gặp nhất là do tăng huyết áp làm tăng áp lực lên tim dẫn đến tim co bóp hoạt động mạnh hơn mức bình thường trong thời gian dài để giữ cho máu lưu thông
- Các bệnh lý mạn tính khác như bệnh tuyến giáp, suy thận, bệnh đái tháo đường….
- Bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến chức năng bơm và co bóp của tim không còn hoạt động nữa gây nên hậu quả nghiêm trọng là suy tim
- Bệnh động mạch vành
- Bệnh cơ tim: cấu trúc của cơ tim bị thay đổi làm các chức năng cơ tim cũng biến đổi theo
Triệu chứng và biểu hiện của suy tim ở người cao tuổi
- Tức ngực: thường xuyên bị đau ngực trái trước tim hoặc có cảm giác tức và nặng ngực, ngực như bị thắt nghẹn và bị ép
- Khó thở: hô hấp khó khăn khi hoạt động hoặc nằm, nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người bệnh thức dậy,khó thở khi vận động, gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi.
- Dễ kiệt sức, mệt mỏi: hoạt động bình thường của bệnh nhân càng trở nên khó khăn, nhanh kiệt sức như đi bộ, leo cầu thang…
- Chóng mặt, choáng váng
- Phù nề ở mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân: do tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào cuối ngày
- Tiểu đêm: đi tiểu dễ, lượng nước tiểu nhiều, không bị tiểu buốt, tiểu rắt và đã loại trừ nguyên nhân khác như bệnh lý tuyến tiền liệt lớn, suy thận, mất ngủ…
- Ho khan, ho kéo dài dai dẳng, ho nhiều nhất khi nằm xuống và muốn dễ dịu phải ngồi dậy
- Buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, giảm cảm giác thèm ăn, sụt cân nhiều.
Chẩn đoán và đánh giá suy tim ở người cao tuổi
- Đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác và kịp thời.
- Dựa trên những triệu chứng cơ năng mà người bệnh than phiền: Tức ngực: thường xuyên bị đau ngực trái trước tim hoặc có cảm giác tức và nặng ngực, ngực như bị thắt nghẹn và bị ép; khó thở: hô hấp khó khăn khi hoạt động hoặc nằm, nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người bệnh thức dậy,khó thở khi vận động, gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi; dễ kiệt sức, mệt mỏi.
- Dựa trên những triệu chứng thực thể khi thăm khám: giãn tĩnh mạch ở cổ, tim lớn, phù phổi cấp, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, tiếng ngựa phi, tăng diện đập mỏm tim.
- Khai thác tiền sử bệnh lý đi kèm để tăng xác suất chẩn đoán suy tim: các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cũ, bệnh thận mạn, tiền sử gia đình, bệnh lý tuyến giáp…
- Chụp X-quang ngực
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim doppler
- Xét nghiệm định lượng peptid natri niệu: thường được chỉ định khi các chứng cứ lâm sàng cũng như kết quả của điện tâm đồ không được rõ ràng.
Suy tim ở người cao tuổi là một tình trạng phổ biến nhưng có thể quản lý và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Để giúp người cao tuổi sống khỏe mạnh hơn, việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Ngoài ra, gia đình và người chăm sóc cần quan tâm, hỗ trợ, và động viên người bệnh trong quá trình điều trị. Hãy luôn theo dõi các triệu chứng và tìm đến sự tư vấn y tế khi cần thiết. Với sự chăm sóc tận tâm và khoa học, người cao tuổi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.